154 vụ kiện phòng vệ thương mại từ các nước gọi tên hàng Việt

Hàng Việt Nam Kinh Tế
Mất:4 phút, 9 giây để đọc

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, việc đối diện với vấn đề phòng vệ thương mại cho các sản phẩm xuất khẩu là điều khó tránh khỏi. Trong chín tháng đầu năm 2019, Việt Nam đã phải đối diện với “cơn bão” vụ kiện về phòng vệ thương mại đối với hàng hoá xuất khẩu. Theo thống kê của Cục Phòng vệ Thương mại, có 19 quốc gia và lãnh thổ khởi xướng yêu cầu điều tra về vấn đề này với tổng số vụ kiện lên tới 154.

Hàng xuất khẩu Việt Nam bị khởi xướng điều tra

Hiện tại, Việt Nam đang là một trong những nước bị áp dụng nhiều biện pháp phòng vệ thương mại nhất thế giới. Các hàng hoá bị điều tra chủ yếu như vật liệu xây dựng, gỗ, nhôm, sắt thép, thuỷ sản,… Đây đều là những mặt hàng quan trọng, có kim ngạch xuất khẩu lớn của Việt Nam. Điều này đã gây thiệt hại to lớn cho ngành sản xuất kinh doanh của nước ta. Trước tình hình đó, Bộ Công Thương đã nỗ lực ứng phó và giải quyết hỗ trợ cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng tích cực chủ động tham gia điều tra.

Thống kê vụ kiện

Theo số liệu cập nhật mới nhất của Cục Phòng vệ thương mại, Mỹ là nước khởi xướng điều tra nhiều nhất. Mỹ có 30 vụ, chiếm 19%. Thứ hai là Thổ Nhĩ Kỳ với 21 vụ, chiếm 14%. Thứ ba là Ấn Độ gồm 20 vụ, chiếm 13%. Và thứ tư là EU với 14 vụ, chiếm 9%.

Dẫn đầu là các vụ việc điều tra chống bán phá giá (87 vụ việc, chiếm 56%). Các vụ việc tự vệ gồm 33 vụ, chiếm 21%. Tiếp đên là các vụ việc chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá (19 vụ việc, chiếm 13%). Cuối cùng là các vụ việc chống trợ cấp (15 vụ việc, chiếm 10%).

Hàng Việt xuất khẩu sang các nước bị điều tra chống bán phá giá nhiều nhất

Theo Bộ Công Thương, Việt Nam đã kháng kiện thành công 57/137 vụ việc. Có 5 vụ được khiếu kiện ra Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO. Trong đó ba vụ đã kết thúc (với kết quả tích cực) và hai vụ đang trong quá trình xét xử.

Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp 

Bộ Công Thương đã có những giải pháp cụ thể hỗ trợ doanh nghiệp Việt.

Tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo

Bộ sẽ tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo, cảnh báo đối với các biện pháp phòng vệ thương mại áp dụng lên hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Trong đó bao gồm các vụ điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại. Tiến hành hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển thị trường.

Bộ Công Thương đã trình Chính phủ đề án xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống cảnh báo sớm về phòng vệ thương mại. Đề án này nhằm hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Doanh nghiệp sẽ chủ động và ứng phó hiệu quả hơn với các biện pháp phòng vệ thương mại. Từ đó, lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp Việt được bảo đảm.

Tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp

Các nhà chức trách sẽ tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp. Doanh nghiệp được tư vấn cách thức ứng phó và đấu tranh các vụ kiện nước ngoài khởi xướng. Thông qua đó, giảm thiểu tác động bất lợi của biện pháp cuối cùng. Ngoài ra, doanh nghiệp được hướng dẫn và đồng hành trong việc đấu tranh và khởi kiện. Đặc biệt là về các biện pháp phòng vệ thương mại, các biện pháp bảo hộ bất hợp lý, có dấu hiệu vi phạm quy định của WTO.

Các thông tin được cập nhật kịp thời để các doanh nghiệp, ngành sản xuất có định hướng đầu tư. Từ đó, doanh nghiệp có thể kinh doanh phù hợp trong bối cảnh các biện pháp mang tính chất bảo hộ đang diễn biến phức tạp.

Đảm bảo công bằng cho doanh nghiệp Việt

Bộ cũng thường xuyên tham vấn với các cơ quan điều tra phòng vệ thương mại trên thế giới. Các vụ việc cụ thể được xem xét để doanh nghiệp xuất khẩu của ta được đối xử công bằng. Kết quả điều tra của các cơ quan chức năng nước ngoài sẽ được nghiên cứu kỹ. Điều này nhằm đảm bảo nước điều tra tuân thủ quy định WTO cũng như các FTA đã ký kết với ta.

Cập nhật thêm những bài viết chuyên mục kinh tế hữu ích khác tại đây.

Nguồn: cafef.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *