Viêm kết mạc

6 Cách chữa trị bệnh viêm kết mạc ở trẻ em hiệu quả

Bệnh trẻ em Sức Khỏe
Mất:5 phút, 54 giây để đọc

Trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu, thường xuyên mắc bệnh nhất là khi thời tiết chuyển mùa. Viêm kết mạc mắt ở trẻ em cũng là bệnh lý lành tính thường gặp. Tuy nhiên nếu không điều trị đúng cách, bệnh sẽ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. Vậy điều trị viêm kết mạc mắt ở trẻ thế nào để tránh những biến chứng và ảnh hưởng thị lực của trẻ? Cùng SRE tìm hiểu qua bài viết bên dưới nhé.

Thế nào là viêm kết mạc?

Kết mạc là lớp phủ trong suốt bao bọc lấy phần lòng trắng của mắt. Viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh là bệnh mắt phổ biến, thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Bệnh xảy ra có thể do mắt bị nhiễm trùng, kích ứng, hoặc tắc tuyến lệ, bệnh gây cho mắt bị sưng, trẻ dụi mắt do ngứa, rát và hay gặp nhất là dấu hiệu đỏ mắt.

Bệnh có thể gặp ở tất cả mọi giới, mọi lứa tuổi: trẻ em, người trưởng thành, người già. Viêm kết mạc dễ lây lan và có thể lan rộng thành dịch vào mùa xuân-hè. Do thời tiết ấm và ẩm rất thuận lợi cho vi khuẩn, virut phát triển và có nhiều phấn hoa.

Các dạng viêm kết mạc ở trẻ em

Các dạng viêm kết mạc mắt ở trẻ em thường gặp bao gồm:

  • Viêm kết mạc do virus
  • Viêm kết mạc do vi khuẩn
  • Viêm kết mạc do dị ứng
  • Viêm kết mạc do nhiễm độc
  • Viêm kết mạc do nấm
  • Viêm kết mạc do ký sinh trùng
dụi mắt
Khi bị viêm kết mạc, trẻ hay dụi mắt

Các triệu chứng của bệnh viêm kết mạc 

Triệu chứng chung 

Những triệu chứng thường thấy của bệnh viêm kết mạc mắt ở trẻ em bao gồm:

  • Mắt ngứa khiến trẻ dụi nhiều
  • Cảm giác khó chịu có thể khiến bé nghĩ rằng có bụi trong mắt
  • Mắt tiết dịch màu trắng, vàng hoặc xanh tạo thành lớp vỏ quanh mắt trong khi ngủ
  • Chảy nước mắt
  • Mí mắt sưng
  • Nhạy cảm với ánh sáng

Triệu chứng của bệnh viêm kết mạc dị ứng ở trẻ em

  • Chảy nước mắt và ngứa mắt
  • Mắt bị đỏ
  • Có thể xuất hiện sổ mũi hoặc hắt hơi
  • Các triệu chứng có thể xảy ra ở một bên hoặc cả hai mắt

Triệu chứng của bệnh viêm kết mạc do vi khuẩn hoặc virus 

  • Các triệu chứng có thể xảy ra ở một bên hoặc cả hai mắt
  • Khi một mắt bị viêm kết mạc, nếu bé dùng tay dụi mắt sẽ rất dễ lây bệnh sang mắt còn lại
  • Mắt sưng, đỏ, chảy nước
  • Xuất hiện dịch màu xanh hoặc trắng
  • Mắt bị ngứa, khó chịu

Nguyên nhân gây ra bệnh 

Bệnh viêm kết mạc ở trẻ em có thể do virus, vi khuẩn gây ra. Căn bệnh này cũng có thể do mắt bé bị dị ứng hóa chất, thời tiết, đồ ăn, thức uống hoặc bị lây nhiễm từ người bệnh.

viêm kết mạc do vi khuẩn
Viêm kết mạc ở trẻ em do vi khuẩn

Viêm kết mạc do vi khuẩn

Viêm kết mạc do vi khuẩn là một bệnh truyền nhiễm có thể dẫn đến nhiễm trùng tai. Nguyên nhân khiến trẻ bị phải căn bệnh này do:

  • Chạm vào đồ vật bị ô nhiễm
  • Tiếp xúc với những người bị nhiễm trùng

Viêm kết mạc dị ứng

Viêm kết mạc dị ứng không phải là bệnh truyền nhiễm. Bé có thể bị mắc phải căn bệnh này do cơ thể phản ứng tiếp xúc với chất gây dị ứng bên ngoài như phấn hoa, cỏ hoặc lông động vật.

Trẻ mới biết đi có thể bị viêm kết mạc dị ứng theo mùa, tùy thuộc vào những chất gây dị ứng phổ biến hơn trong môi trường.

Viêm kết mạc do nhiễm độc 

Mắt của bé sẽ bị ngứa, đỏ và khó chịu khi tiếp xúc với các chất hóa học như chlorine trong bể bơi hoặc khói. Viêm kết mạc loại này không có khả năng truyền nhiễm.

Khi nào nên đưa bé tới bệnh viện?

Nếu bé bị bệnh viêm kết mạc dị ứng ở trẻ em thì không cần tới bệnh viện mà chỉ cần điều trị tại nhà.

Tuy nhiên, nếu bé bị viêm kết mạc do virus, vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng thì mẹ cần đưa con tới bệnh viện để điều trị.

Cách điều trị viêm kết mạc ở trẻ em

  • Mẹ có thể dùng thuốc nhỏ mắt kháng sinh dạng nước hoặc thuốc mỡ để điều trị viêm kết mạc do khuẩn gây ra cho trẻ theo chỉ định của bác sĩ.
  • Lau mắt thường xuyên bằng khăn ướt.
  • Chườm ấm hoặc lạnh lên mắt để làm dịu các triệu chứng cho bé.
  • Cho bé ăn nhiều thực phẩm bổ mắt.
  • Tăng cường dinh dưỡng cho bé để giúp nâng cao sức đề kháng. Cơ thể bé khỏe mạnh có thể giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm kết mạc dị ứng.
  • Hạn chế để con tiếp xúc với ánh sáng hoặc nếu phải ra ngoài trời, mẹ hãy cho bé đeo kính râm.
thực phẩm bổ mắt
Cho bé ăn nhiều thực phẩm bổ mắt

Những lưu ý khi bé bị viêm kết mạc

  • Cách nhỏ sữa mẹ vào mắt không thể giúp chữa bệnh viêm kết mạc hoặc viêm kết mạc cấp ở trẻ em.
  • Khi bé bị viêm kết mạc dạng truyền nhiễm, mẹ không nên đưa con tới trường. Điều này nhằm giúp con không lây bệnh cho các trẻ khác.
  • Nếu bé bị viêm kết mạc dị ứng, mẹ không cần phải hạn chế việc tiếp xúc của con với bạn bè.
  • Mẹ nên hạn chế trồng nhiều loại hoa quanh nhà để tránh gây dị ứng cho bé.
  • Cho con rửa tay thường xuyên bằng xà bông sát khuẩn.
  • Thường xuyên thay ga trải giường, chăn và vỏ gối.
  • Luôn cho bé dùng khăn sạch.

Bệnh viêm kết mạc ở trẻ em khiến bé vô cùng khó chịu. Trẻ sơ sinh bị viêm kết mạc sẽ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi. Trẻ thường có biểu hiện hay quấy khóc, không bú, thậm chí sốt cao. Cha mẹ khi phát hiện bé bị viêm kết mạc cần chăm sóc, thường xuyên vỗ về bé.

Nếu thường xuyên đưa tay lên mắt để dụi, con có thể làm tổn thương cả vùng giác mạc dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Vì thế, mẹ luôn cần theo dõi và vệ sinh mắt cẩn thận khi thấy con có các vấn đề về mắt nhé.

Điều quan trọng cha mẹ phải luôn túc trực, nếu phát hiện bé có bất kỳ triệu chứng nào nên đưa ngay đến các bệnh viện mắt hay bệnh viện nhi chuyên khoa để khám.

Nguồn: Marrybaby.vn 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *