Bua com trong am thuc nguoi Viet

9 Đặc Trưng Tạo Nên Sự Khác Biệt Ẩm Thực Việt Nam

Ẩm Thực Ẩm thực và sức khỏe Ẩm thực Việt Nam
Mất:7 phút, 35 giây để đọc

Đi dọc theo chữ S Việt Nam sẽ đi hết 3 miền Bắc, Trung, Nam các bạn sẽ thấy được những sự khác biệt, độc đáo trong văn hóa ẩm thực Việt Nam. Nhưng sẽ có những nét chung của văn hóa ẩm thực người Việt Nam không lẫn vào đâu được cụ thể như sau.

Tính hoàn đồng, đa dạng

Việt Nam là đất nước có đa dạng yếu tố của các nét văn hóa, trải qua rất nhiều giai đoạn và thời gian khác nhau thì nét văn hóa ẩm thực đó vẫn không thể phai nhòa. Các bạn có thể dễ dàng nhận thấy việc cải biến các món ăn, chế biến gia vị của 3 miền tuy có sự khác nhau nhưng đều mang đậm đà hương vị của người Việt. Đây cũng là điểm nổi bật của ẩm thực của nước ta từ Bắc chí Nam.

Bữa cơm gia đình hội tụ Bắc_ Trung _ Nam
Bữa cơm gia đình hội tụ Bắc_ Trung _ Nam

Mâm cơm của người Việt Nam nếu chỉ có một món thì khó gọi là mâm cơm. Và chỉ một người ngồi ăn thì cũng khó cảm nhận hết cái ngon của từng món. Chính tính tổng hợp và tính cộng đồng này đã trở thành vẻ đẹp độc đáo nhất trong văn hóa ẩm thực Việt Nam. Sự ấm cúng trong từng bữa ăn.

Ít mỡ

Các món ăn Việt Nam chủ yếu làm từ rau, quả, củ nên ít mỡ, không dùng nhiều thịt như các nước phương Tây, cũng không dùng nhiều dầu mỡ như món của người Hoa. Vì thế, khi thưởng thức các món ăn của người Việt Nam sẽ rất tốt cho sức khỏe.

Bữa ăn nhiều rau ít dầu mỡ
Bữa ăn nhiều rau ít dầu mỡ

Bởi thế, Bữa cơm người Việt có thể thiếu thịt, cá nhưng không thể thiếu rau, từ đó mới có câu: “Ăn cơm không rau như nhà giàu chết không kèn trống”

Đậm đà hương vị

Khi chế biến thức ăn người Việt Nam thường dùng. Nhưng sự khác biệt và tạo dấu ấn riêng cho các món ăn đó là ở các gia vị chế biến rất tinh tế. Có sự kết hợp rất khéo léo như: nước mắm, tiêu, ớt, tỏi …hoặc nhiều món ăn có thêm trang trí bằng các loại rau: húng quế, tía tô, ngò và được trang trí rất bắt mắt, lại kết hợp với rất nhiều gia vị khác …nên món ăn rất đậm đà. Mỗi món khác nhau đều có nước chấm tương ứng phù hợp với hương vị.

Sự kết hợp hoàn hảo
Sự kết hợp hoàn hảo

Nên tại sao các món ăn của người Việt lại rất đậm đà, dậy mùi các hương vị. Từ đó, tạo nên sự đặc trưng trong cách chế biến từng món ăn của người Việt.

Tổng hòa nhiều chất, nhiều vị

Các món ăn Việt Nam thường bao gồm nhiều loại thực phẩm như thịt, tôm, cua cùng với các loại rau, đậu, gạo. Ngoài ra còn có sự tổng hợp của nhiều vị như chua, cay, mặn, ngọt, bùi béo…Với mỗi món ăn đó sẽ tạo nên hương vị khác biệt cho người thưởng thức.

Tinh hoa hội tụ
Tinh hoa hội tụ

Dân gian ta lưu truyền không ít những câu ca dao nói về cách tổng hợp nguyên liệu khi nấu nướng của người Việt: “Bồng bồng nấu với tép khô. Dầu chết xuống mồ cũng dậy mà ăn”; “Rau cải nấu với cá rô. Gừng thơm một lát cho cô lấy chồng”; hay “Rủ nhau xuống bể mò cua. Ðem về nấu quả mơ chua trên rừng”. Ngồi trước mâm cơm, người Việt có thể chọn đồng thời các món ăn theo sở thích để thưởng thức. Các giác quan cũng được cùng một lúc cảm nhận món ăn: mũi có thể ngửi thấy mùi thơm ngào ngạt. Mắt có thể nhìn thấy mầu sắc tươi rói, lưỡi có thể nếm được những hương vị đặc trưng.

Ngon và lành

Cụm từ ngon lành đã gói ghém được tinh thần ăn của người Việt. Ẩm thực Việt Nam là sự kết hợp giữa các món, các vị lại để tạo nên nét đặc trưng riêng. Những thực phẩm mát như thịt vịt, ốc thường được chế biến kèm với các gia vị ấm nóng như gừng, rau răm… Đó là sự kết hợp rất khéo léo và hài hòa của rất nhiều các nguyên liệu khác nhau, cân bằng âm dương rất thú vị, tạo nên điểm đặc biệt cho các món ăn chỉ có người Việt Nam mới có…

Hài hòa Âm dương
Hài hòa Âm dương

Có thể nói, mỗi món ăn của người Việt Nam đã hội tụ đủ phương thức tổng hợp khi chế biến: hết luộc lại xào, lại ninh, tần, hấp…, sao cho hài hòa các yếu tố nóng – lạnh, âm – dương. Người cảm lạnh thì phải ăn cháo gừng, người cảm nắng thì phải ăn cháo hành.

Dùng đũa

Giống một vài nước châu Á khác thì việc sử dụng đũa là một nét đặc trưng rất thú vị của ẩm thực Việt, bạn có thể sử dụng đũa trong hầu hết các món ăn, từ kho, xào, chiên, hay thậm chí là cả canh. Đôi đũa Việt có mặt trong mọi bữa cơm gia đình, ngay cả khi quay nướng, người Việt cũng ít dùng nĩa để xiên thức ăn như người phương Tây.

Thể hiện sự gắn bó yêu thương, đoàn kết
Thể hiện sự gắn bó yêu thương, đoàn kết

Gắp là một nghệ thuật, gắp sao cho khéo, cho chặt đừng để rơi thức ăn…Thể hiện tinh thần đoàn kết cao, trong cuộc sống của con người Việt Nam. Trước khi cầm đũa, phải xếp hai đầu đũa cho đều nhau, dùng 3 đầu ngón tay: ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa nhẹ nhàng cầm đũa. Chú ý đến đầu đũa có đúng hướng hay không. Sau bữa ăn, phải đặt đũa xuống một cách ngay ngắn. Không nên để đũa bị so le hay xô lệch.

Tính cộng đồng

Bất cứ trong lối sống hay công việc thì người Việt Nam luôn gắn kết với nhau. Không những thế, trong các món ăn từng ngày sự gắn kết cũng được thể hiện rất rõ. Đó là nước chấm hay các gia vị đều sử dụng chung một bát

Dù có đi gần, đi xa, người ta cũng vẫn cố gắng thu xếp trở về nhà để xum tụ cùng gia đình bên mâm cơm tối. Dù đi muộn, về trễ, những người trong nhà cũng vẫn chờ đợi để đủ mặt thành viên mới dùng cơm. Bất cứ buổi tiệc tùng, họp mặt nào cũng không thể diễn ra mà chỉ có một người. Ðó là bởi trong văn hóa ẩm thực, người Việt Nam ta luôn coi trọng tính cộng đồng. Nếu người phương Tây mỗi người dùng riêng một đĩa, một suất. Ở nơi nào tiện là xong bữa thì người Việt Nam phải quây quần, quanh mâm cơm mới ăn ngon miệng.

Hiếu khách

Kính trên nhường dưới thể hiện phép tắc
Kính trên nhường dưới thể hiện phép tắc

Ở người Việt Nam luôn có sự hiếu khách, ngay cả trong ăn uống trước mỗi bữa ăn người Việt thường có thói quen mời. Lời mời thể hiện sự giao thiệp, tình cảm, hiếu khách, mối quan tâm trân trọng người khác… Chính những lời mời tưởng chừng như vô thức ấy đã giáo dục cho con người ta hiểu lẽ biết ơn. Biết nhận diện những hạnh phúc đơn thuần, bình dị, cũng là để biết trân quý, tôn trọng sự có mặt của nhau. Thể hiện sự kính trọng bề trên trong bữa ăn nói riêng và trong văn hóa ứng xử nói chung.

Dọn thành mâm

Người Việt , có thói quen dọn sẵn thành mâm. Dọn nhiều món ăn trong một bữa lên cùng một lúc chứ không như phương Tây ăn món nào mới mang món đó ra.

Tất cả các món ăn được dọn cùng một lúc
Tất cả các món ăn được dọn cùng một lúc

Nào cơm, nào rau, nào thịt, nào cá, thêm bát nước chấm con con,… Cách làm như vậy, một phần sẽ tạo cảm giác bữa cơm sẽ thoải mái hơn. Không nằm ở số lượng bao nhiêu món ăn được bày ra, mỗi món nhiều hay ít; mà cái quan trọng là ở sự hội ngộ đầm ấm của các thành viên trong gia đình. Trò chuyện, về những gì diễn ra trong ngày, ôn lại chuyện ngày xưa,… Điều đó gắn kết các thành viên trong gia đình với nhau, chia sẽ niềm vui nỗi buồn cho nhau. Cái ngon của bữa cơm chính là nằm ở đó.

​Hãy đón đọc những thông tin thú vị khác ở tất cả các lĩnh vực của đời sống tại SRE!

Nguồn: mocquan.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *