Bánh chưng, Bánh tét linh hồn của người Việt Nam

Ẩm Thực Ẩm thực và sức khỏe Ẩm thực Việt Nam
Mất:5 phút, 24 giây để đọc

Mỗi khi dịp Tết đến, Xuân về.  Chúng ta lại thấy sự hiện diện của những chiếc bánh chưng, bánh tét xuất hiện càng nhiều hơn. Trong tâm trí của người Việt, hình ảnh những chiếc bánh tét, bánh chưng xanh không còn đơn thuần là món ăn mà đã trở thành biểu tượng đặc trưng cho ngày tết cổ truyền. 

“Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Nêu cao, tràng pháo, bánh chưng xanh…”

Dù mâm cỗ có nhiều biến đổi thêm bớt, món Tây món Tàu. Nhưng chẳng nhà nào quên được cái bánh chưng, bánh tét trong mâm cỗ, trên bàn thờ dâng cúng tổ tiên. Hàng trăm năm qua, món bánh ấy vẫn cứ bền bỉ mà neo đậu lại trong tâm tưởng người Việt. Vì vậy, thấy bánh chưng, bánh tét là thấy Tết.
Đó là bởi, bánh chưng, bánh tét không chỉ là món ăn mà còn là văn hóa, là sự kết nối, là mạch ngầm Tết âm thầm chảy, là hương vị tưởng nhạt phai rồi hóa ra vẫn mặn mòi trong từng chiều kích không gian Tết Nguyên đán như thế đó.

Để làm nên một chiếc bánh ngon, chúng ta phải lựa chọn kỹ từng khâu một: chọn lá, đậu, những miếng thiệt tươi, nếp thật chuẩn và dẻo,…

Cách gói bánh chưng, bánh tét

Nguyên liệu: 

2 kg gạo nếp dẻo
1/2 kg đỗ xanh không vỏ
1 kg thịt ba chỉ
hành tím
3 thìa muối
2 thìa đường
1 thìa bột nêm
tiêu
lá chuối, hoặc lá dong
dây lạt buộc bánh.

Chuẩn bị nhân bánh

Nếp nên chọn loại nếp dẻo, đều hạt. Đãi sạch đem ngâm ít nhất 8 tiếng. Sau khi ngâm nếp được 4 tiếng thì mình bắt đầu vo đỗ xanh cho sạch rồi đem ngâm 4 tiếng. Sau 8 tiếng vớt đỗ và nếp ra cho ráo nước.

Chuẩn bị nhân
Chuẩn bị nhân

Cho một thìa muối vào nếp trộn đều. Đỗ xanh đem hấp chín với 1 thìa muối, tiêu rồi đem tán nhuyễn. Mình thì thích gói đỗ xanh không hấp vì nhân sẽ rất ngon, mình trộn trực tiếp muối và tiêu vào đỗ.
Thịt ba chỉ bỏ da, cắt miếng dày 1cm dài 5-7cm tùy theo kích thước khuôn. Đem ướp với muối và hành tím băm, đường, bột nêm. Ướp cùng với lúc ngâm nếp để tủ lạnh qua đêm.

Chuẩn bị Lá chuối gói bánh 

Lá chuối cắt bỏ đi phần cứng trên đầu lá, cắt bản rộng dài gấp đôi độ dài cạnh của khuôn, và tận dụng các miếng lá có bản rộng bằng cạnh của khuôn, rồi đem trụng sơ với nước sôi rồi lau sạch hoặc co thể đi phơi nắng sơ, để lá mềm và dai hơn khi gói không bị gãy hay rách.

Lá chuối cắt rồi đem phơi, hoặc trụn sơ bằng nước nóng
Lá chuối cắt rồi đem phơi, hoặc trụn sơ bằng nước nóng

Dây lạc tước mỏng rồi đem ngâm với nước để dây được dẻo hơn. Các phần lá chuối vụn đừng bỏ đi mà giữ lại để sử dụng trong lúc nấu bánh.

Khâu gói bánh

Bánh chưng

Lót hai dây lạt theo hình chữ thập rồi chồng khuôn lên trên. Gấp lá làm đôi theo chiều dọc, sau đó mở ra, rồi lại gấp lá làm đôi theo chiều ngang. Sau đó cho góc cạnh đã gấp theo chiều ngang xuống đáy sao cho góc cạnh đã gấp dọc khớp với góc cạnh của khuôn và làm làm với lá chuối mới với góc đối diện. Cho một lá chuối nhỏ hơn chồng lên trên. Cho một chén nếp lên trên.

Học cách gói bánh chưng bằng lá chuối cho ngày Tết | Cẩm nang hữu ích

Tiếp theo, cho một lá chuối nhỏ hơn chồng lên trên. Cho một chén nếp lên trên, đậu xanh, thịt heo và cuối cùng là 1 chén nếp và chúng ta tiếp hàng gói lại là xong.

Bánh tét

Bước 1: Xếp 2 lượt lá ngang và 2 lượt lá dọc đan xen nhau, sao cho lớp lá lớn nằm ở giữa.
Bước 2: Xúc một bát gạo nếp đổ vào, khoảng 200gram. Dàn đều gạo theo chiều dài, sau đó cho nhân đậu xanh vào giữa, vài miếng thịt, một lớp đậu xanh nữa và cuối cùng là thêm một lớp gạo nếp phủ kín phần nhân.

Cách gói bánh Tét truyền thống (chi tiết) cho Tết Nguyên Đán Việt Nam - YouTube
Cách gói bánh Tét truyền thống

Bước 3: Cầm 1 mép lá dựng lên rồi cuộn thật chặt tay theo hình tròn, sau đó dùng lạt buộc cố định lại.

Thịt ba chỉ
Cuốn bánh vừa tay

Bước 4: Bẻ gập 1 bên lá, dựng bánh lên và gấp các mép lá của bên còn lại sao cho gọn. Dùng lạt buộc vài vòng cho chắc chắn. Sau đó lật ngược bánh, và làm tương tự với bên còn lại.

Khâu luộc bánh

Lót lá chuối vụn dưới nồi rồi xếp bánh lên trên, xếp xen kẻ không nên chồng lên nhau kín quá tránh cho bánh không chín đều. Không nên xếp đầy nồi, đậy lá chuối lên trên bánh và đổ nước sôi ngập bánh. Đem nấu khoảng 10 tiếng. Thỉnh thoảng thêm nước để bánh luôn ngập nước. Cứ 5 tiếng chúng ta sẽ thay nước 1 lần cho bánh. Sau khi bánh chín thì tắt bếp. Để bánh trong nồi thêm 1 tiếng nữa rồi vớt bánh. xếp bánh ra dùng miếng gỗ để lên trên rồi dùng vật nặng đè lên khoảng 2 tiếng nữa để ép bớt nước trong lá chuối ra, như vậy bánh sẽ bảo quản được lâu.
Bộ ảnh] Người dân Hà Nội quây quần bên nồi luộc bánh chưng ngày giáp Tết - GUU.vn

Bánh chưng, Bánh tét vẫn là hồn cốt bền vững trong văn hóa của chúng ta. “Nó là một sáng tạo văn hóa mang tính bền vững, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của con người đối với tổ tiên, với mảnh đất quê hương – nguồn cội của mọi thế hệ người Việt Nam ở khắp mọi miền đất nước và thế giới”. Đặc biêt, khi nấu bánh là lúc chúng ta ngồi cùng nhau, quây quần nồi bánh chưng, bánh tét. Là dịp để chúng ta hội ngộ gia đình sau một năm làm việc miệt mài. Dịp chúng ta tỏ lòng biết ơn với bố mẹ, ông bà, tổ tiên!!!

Để biết thêm những thông tin thú vị khác, tất cả các lĩnh vực của đời sống hãy đến với SRE!

Nguồn: afamily.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *