Chậm nói ở trẻ

Chậm nói tuổi lên 2 – Đừng bỏ qua những thông tin hữu ích sau đây

Bệnh trẻ em Sức Khỏe
Mất:6 phút, 53 giây để đọc

Trong xã hội hiện đại ngày nay, tình trạng trẻ chậm nói được xem là dấu hiệu và nguy cơ “bất bình thường” trong việc sử dụng ngôn ngữ. Các bậc phụ huynh cần quan tâm đến con nhiều hơn khi nhận ra tình trạng này. Đừng chủ quan khi cho rằng đến tuổi bé sẽ tự phát triển các kỹ năng này một cách thành thục. Để hiểu thêm về chứng chậm nói ở trẻ, cùng tìm hiểu thêm qua bài viết của SRE dưới đây nhé. 

Trẻ biết nói vào độ tuổi nào?

Con trẻ đã làm quen với âm thanh ngay từ trong bụng mẹ. Bé thật sự bắt đầu tập nói từ các tháng thứ 3 và thứ 4. Và suốt 3 năm đầu đời là khoảng thời gian bé tiếp thu, học hỏi rất nhanh kỹ năng nói này.

Trẻ chậm nói
Tình trạng trẻ chậm nói được xem là dấu hiệu và nguy cơ “bất bình thường” trong việc sử dụng ngôn ngữ

Từ 3 đến 4 tháng tuổi

Bé bắt đầu bập bẹ tạo ra những âm thanh như “muh-muh” hoặc “bah-bah”.

Từ 5 đến 6 tháng tuổi

Bé biết nói theo ngữ điệu, điều chỉnh âm lượng, đáp lại lời nói và nét mặt của người đối diện.

Từ 7 đến 12 tháng tuổi

Bé bắt chước lời nói của bạn, bé đã bắt đầu nói được cụm gồm 3 từ như “bah-bah-bah” hoặc “dee-dee-dah”. Trẻ nói những từ có nghĩa, bắt chước một vài từ trong cụm từ mà bạn nói ra.

Từ 14 tháng tuổi

Trẻ sử dụng ngữ điệu và các hoạt động tay nhiều hơn để minh họa cho lời nói.

Từ 16 tháng tuổi

Bé biết gọi “mẹ ơi” để thu hút sự chú ý. Con cũng biết dùng cử chỉ gật hoặc lắc đầu cho các câu hỏi như có – không…

Từ 18 tháng tuổi

Bé có thể nói cụm từ đơn giản như “muốn con búp bê”, vốn từ vựng lúc này ở khoảng 10-20 từ, như tên mẹ và các từ quen thuộc khác trong sinh hoạt.

Từ 2 tuổi

Trẻ có vốn từ vụng khoảng 50 đến 100 từ. Lúc này con đã nói được các câu ngắn 2-3 từ và biết dùng những từ chỉ bản thân như con-em… khi giao tiếp.

Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm nói tuổi lên 2

Nếu con không phát triển bình thường như trên, trước đó bạn chờ đợi mà không đưa đến bệnh viện để kiểm tra. Từ lúc này, bạn hãy quan sát trẻ, nếu tiếp tục có các dấu hiệu sau đây thì con bạn đang ở trong tình trạng chậm nói:

  • Con không thốt ra lời để giao tiếp với các thành viên trong nhà. Mà con thường xuyên sử dụng những ngôn ngữ cơ thể như ra dấu, chỉ trỏ…
  • Trẻ thường lặp lại câu hỏi của bạn thay vì trả lời. Đây cũng có thể là một dấu hiệu của trẻ chậm nói.
  • Bé không nhớ và cũng không nhái giọng, bắt chước các âm thanh xung quanh. Hoặc trẻ chỉ nói những tiếng ngắn, quen thuộc không diễn đạt thành từ dài.
  • Bé sử dụng giọng mũi, the thé, giọng không rõ.
  • Trẻ không hiểu những thông điệp đơn giản mà người xung quanh nói. Ví dụ khi người lớn nói ăn cơm, trẻ chờ ra dấu mới hiểu.
ra dấu, chỉ trỏ
Con thường xuyên sử dụng những ngôn ngữ cơ thể như ra dấu, chỉ trỏ là dấu hiệu của bệnh

Nguyên nhân khiến trẻ 2 tuổi chậm nói

Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng trẻ 2 tuổi chậm nói có thể vì những nguyên nhân sau đây:

  • Bẩm sinh vòm họng của trẻ (bao gồm môi, lưỡi, hàm, vòm mềm) có vấn đề.
  • Phụ huynh mải làm việc, ít giao tiếp với con. Trẻ thường xuyên xem ti-vi, chơi điện thoại mà “quên” kỹ năng giao tiếp, lười nói chuyện với những người xung quanh.
  • Bạn phản ứng quá nhanh khi thấy trẻ mới có biểu hiện đòi hỏi điều gì đó. Không tạo cơ hội cho trẻ nói thành lời. Đây chính là trở ngại trong quá trình trẻ phát triển kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp.
  • Gia đình sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Ví dụ như trong gia đình có người dùng cả tiếng Việt, Anh hoặc Pháp hoặc Đức. Tình trạng này khiến bé bị “loạn” ngôn ngữ, không biết nên học nói theo ngôn ngữ nào dẫn tới tình trạng hoang mang, chậm học nói.

Ngoài ra, trẻ 2 tuổi chậm nói còn có thể vì trí não, nhận thức bị ảnh hưởng tiêu cực từ hậu quả của các hội chứng tự kỷ, tăng động…

Vì vậy, nếu con trẻ 2 tuổi chậm nói, cụ thể là có các biểu hiện như bên trên thì bạn hãy đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra.

Bạn cần làm gì khi trẻ 2 tuổi chậm nói?

Khi phát hiện ra trẻ chậm nói và phát triển ngôn ngữ, có thể thực hiện các bước sau đây để hỗ trợ phát triển kỹ năng:

  • Trước tiên, bạn có thể tạo cho con môi trường giao tiếp thuận lợi và thú vị. Người nhà nên tiếp xúc, nói chuyện với bé nhiều hơn. Thường xuyên mỉm cười cũng mang tính động viên tích cực khi giao tiếp với bé.
  • Bạn nên cho trẻ tham gia các trò chơi mang tính tập thể. Có các bé cùng độ tuổi, để giúp con tăng khả năng tương tác. Trẻ nhỏ giao tiếp cùng nhau sẽ dễ dàng tiếp thu, học lỏm các kỹ năng của nhau nhiều hơn.
  • Để phát triển kỹ năng ngôn ngữ tốt hơn, bạn nên gọi tên hoạt động khi thực hiện cùng trẻ. Ví dụ “thay áo”, “tắm”, đi ngủ” để trẻ tiếp thu từng chút một.
  • Hạn chế việc cho con xem ti vi, chơi điện thoại quá 2 giờ/ngày. Các hoạt động này khiến con tiếp thu ngôn ngữ thụ động, đánh mất sự chủ động mở lời, nói trong giao tiếp.
  • Bạn nên đọc sách cho con nghe thường xuyên mỗi tối để bồi đắp vốn ngôn ngữ.

Khi nào nên đến bệnh viện để được thăm khám?

Thực tế, nhiều phụ huynh đã bỏ qua giai đoạn vàng để chữa chứng chậm nói ở trẻ. Can thiệp và điều trị trẻ chậm nói giai đoạn sớm vô cùng quan trọng, giúp rút ngắn thời gian và tăng hiệu quả điều trị.

Khi thấy con có những biểu hiện chậm nói nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám kịp thời. Đồng thời giúp trẻ phát triển kỹ năng nói, giao tiếp thành thục hơn.

khám bệnh cho trẻ
Khi thấy con có biểu hiện chậm nói nên đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám kịp thời

Phương pháp điều trị tình trạng trẻ 2 tuổi chậm nói

Khi trẻ chậm nói có các dấu hiệu rõ ràng, bác sĩ sẽ kiểm tra và quan sát cấu trúc vận động của vòm miệng. Cấu trúc miệng có vấn đề bất thường như sứt môi hoặc chẻ vòm hay lưỡi gà ngắn, dính thắng lưỡi lệch khớp hàm. Hoặc hô, móm, cơ hàm yếu, căng cơ, khó phối hợp cử động, biểu hiện khó vận động môi, lưỡi… đều có thể là nguyên nhân làm chậm nói ở trẻ.

Thính lực kém: Khả năng nghe kém hoặc không nghe thấy cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ kém phát triển kỹ năng nói.

Với những nguyên nhân này, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị ngoại khoa theo hướng dẫn. Nếu trẻ nghe kém sẽ được chỉ định đeo máy trợ thính. Còn nếu trẻ mắc phải vấn đề ở cơ vòm miệng, có thể chỉ định phẫu thuật.

Ngoài ra, nếu bé chậm nói vì các nguyên nhân khác, bác sĩ cũng sẽ có chỉ định điều trị phù hợp.

Nguồn: Marrybaby.vn 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *