Không chỉ có nền điện ảnh, nền âm nhạc trên toàn thế giới cũng lao đao vì dịch Covid 19. Cứ ngỡ năm 2020 sẽ là năm bùng nổ cho các ca khúc từ các ca sỹ đình đám. Tuy nhiên, vì dịch bệnh kéo dài và phức tạp dẫn đến “chuỗi” sự kiện âm nhạc bị hủy bỏ.
Mục lục
Sự kiện âm nhạc bị hủy bỏ
Vì sự an toàn cho sức khỏe của bản thân và cộng động. Hầu hết tất cả các sự kiện âm nhạc đều phải hủy bỏ. Từ Madonna, Mariah Carey, Taylor Swift cho đến nhóm nhạc đình đám Hàn Quốc BTS…, tất cả đều buộc phải thông báo sẽ tạm thời hủy bỏ các buổi biểu diễn trực tiếp. Nhưng bên cạnh đó, các album, các bài hát mới vẫn được các ca sĩ cho ra mắt.
Đối với một show biểu diễn thì ca sĩ và ekip phải chuẩn bị từ một cho đến vài tháng. Vì Covid mà phải hủy đột ngột sẽ ảnh hưởng đến ca sĩ và toàn bộ ekip. Ngoài ra, khi phải hủy ở phút cuối như thế là điều khá nuối tiếc của các nghệ sĩ.
Còn nhớ khi tour diễn Map of the Soul tại Hàn Quốc bị hủy bỏ, trưởng nhóm nhạc BTS – RM – đã bật khóc. Anh bày tỏ sự thất vọng của mình khi mọi công sức của ê-kíp trong thời gian dài vừa qua lại phải gác lại và không thể diễn ra theo đúng kế hoạch. Những sự chuẩn bị này dường như đều trở nên vô nghĩa khi dịch bệnh bùng phát. Người hâm mộ cũng cảm thấy tiếc nuối khi không có cơ hội gặp gỡ các thần tượng của mình.
Concert trực tuyến giữa thời đại dịch bệnh bùng phát.
Để gửi đến khán giả, một hình thức concert khác lại được ra đời chính là biểu diễn trực tuyến. Và có thể nói, các công ty giải trí Hàn Quốc đã dẫn đầu xu thế khi hàng loạt nhóm nhạc K-Pop tổ chức các buổi concert trực tuyến có thu phí nhằm thay thế concert trực tiếp giữa thời đại dịch bệnh.
Bắt đầu với SuperM và concert mang tên Beyond the Future vào tháng 4/2020. Ý tưởng độc đáo này đã nhanh chóng thu hút đông đảo sự chú ý của người hâm mộ với hơn 75.000 người từ 109 quốc gia trên thế giới đăng ký theo dõi. Với mức giá 26 USD, tổng số tiền SuperM đat được nhờ conert này lên tới hơn 2,4 triệu USD. Đáng chú ý, đêm nhạc trực tiếp vào tháng 2 của nhóm trước lại chỉ thu về hơn 1 triệu USD. Điều này cũng đồng nghĩa với việc show âm nhạc trực tuyến không những không phải một bất lợi mà còn mang về doanh thu cao hơn hẳn so với loại hình biểu diễn thông thường.
Sự thành công của Concert trực tuyến
Ngay sau khi nhận thấy tiềm năng phát triển của các sự kiện trực tuyến, SM Entertainment tiếp tục đi đầu trong việc tổ chức hàng loạt concert trực tuyến cho các nghệ sĩ trực thuộc công ty của mình, bao gồm Super Junior, TVXQ, NCT…`
BTS cũng nhanh chóng nắm bắt xu thế khi tổ chức biểu diễn Bang Bang Con: The Live trực tuyến, thu hút 756.600 khán giả từ 107 quốc gia trên toàn thế giới.
Đây có thể nói là một lượng khán giả khổng lồ, gấp tới 15 lần những đêm nhạc trực tiếp ở các sân vận động thông thường (50.000 khán giả). Điều này cũng mang về doanh thu khủng cho các ông lớn ngành giải trí Hàn Quốc. Điều này cho thấy đây là nhờ vào sự kết nối toàn cầu thông qua internet. Khi tổ chức tại một địa điểm nhất định dẫn đến sự giới hạn phạm vi doanh thu. Chỉ có khán giả gần khu vực đó mới có thể đến xem được.
Tuy nhiên, với concert trực tuyến, tất cả người hâm mộ trên toàn thế giới đều có thể tham gia. Các concert này mang lại lợi ích to lớn i trong thời kì dịch bệnh như hiện nay.
Sự chênh lệch giữa giá vé trực tuyến và trực tiếp cũng tạo nên thành công cho concert này. Theo thống kê từ SCPM, giá vé một buổi concert trực tuyến sẽ dao động trong khoảng 25-40 USD. Ngược lại vé xem trực tiếp lại quá cao, dao động trong khoảng 70-360 USD. Không phải ai cũng có điều kiện để tham gia các show âm nhạc với mức giá cao như vậy. Với concert trực tuyến, khán giả có đù khả năng chi trả và xem lại các màn trình diễn. K-Pop dẫn đầu trong xu hướng concert trực tuyến giữa thời đại dịch bệnh bùng phát.
Xem thêm:
Nguồn: vtv.vn