Chuyện Lạ: Những Cái Cây “Cô Đơn” Một Mình Trên Thế Giới

Du Lịch Khám Phá Quốc Tế
Mất:3 phút, 37 giây để đọc

Thường trong suy nghĩ của chúng ta thực vật sinh trưởng và phát triển theo thảm. Tức là nhiều loài cây có cùng họ, cùng đặc điểm, điều kiện sinh trưởng sẽ sống cùng nhau. Điều đó là cho những loài thực vật bé nhỏ trở nên mạnh mẽ hơn. Nhưng có thể bạn không biết rằng, đâu đó trên thế giới này vẫn còn tồn tại những cái cây chỉ sống cô đơn một mình. Lạ hơn nữa là nơi chúng sống không phải là đồng bằng hay những cánh rừng. Mà chúng sống ở độc lập ở giữa hồ nước rộng hàng km hay giữa sa mạc rộng lớn khô cằn.

Đặc điểm của những thực vật sống “lẻ loi”

Một cái cây muốn sống một mình không hề đơn giản. Nó phải có rễ dài và bám sâu để không bị tróc gốc rễ vào những ngày mưa bão. Phải có khả năng thích ứng với khí hậu mạnh mẽ vì xung quanh không có gì che chắn. Vì sống đơn độc rất khó khăn nên những loài cây này thường có thân gỗ cứng cáp, lá kim, hấp thụ nước và chất dinh dưỡng khá ít.

Cây liễu cô đơn

Giữa hồ Wanaka ở Vườn quốc gia núi Aspiring mọc lên một cây liễu cô đơn. Cây liễu được bao phủ bởi cảnh quang thiên nhiên thơ mộng, trời mây thoáng đãng. Mặt hồ yên ả, tĩnh lặng suốt 4 mùa tạo nên cảm giác thanh bình hiếm có.

Cây liễu cô đơn giữa hồ Wanaka

Với khung cảnh tựa như tranh này, cây liễu cô đơn là một trong những cái cây được các nhiếp ảnh gia yêu thích, là cảnh quan đẹp nhất New Zealand.

Sự nổi tiếng của nó thu hút rất đông du khách ghé thăm. Tuy nhiên, đây cũng là một nguyên nhân gây hại đến sự tồn tại của nó. Nhiều du khách không thỏa mãn với việc đứng nhìn từ xa, còn muốn trèo lên cây để tạo dáng. Năm trước, một nhánh cây to đã bị gãy do không chịu nổi sức nặng của con người. Đầu năm nay, New Zealand đã dựng bảng cấm mọi người trèo cây. Ngoài ra, chính phủ cũng dự định sẽ thực hiện nhiều chính sách bảo tồn cây liễu cô đơn này.

Cây keo Tenere 

Trong bán kính 400 km trên sa mạc Sahara, cây keo Tenere là cái cây duy nhất tồn tại được giữa đất cát khô cằn.

Cây keo Tenere

Cây keo cô đơn đứng một mình giữa vùng đất trống suốt hàng trăm năm, sừng sững vượt qua bao trận bão cát, kiên cường chống lại mưa gió, xanh tươi mãi mãi với thời gian. Các nhà khoa học tin rằng sự tồn tại của nó là một trong những điều kỳ diệu nhất thế gian.

Cây kim loại được trồng để kỉ niệm chỗ cây keo Tenere

Năm 1973, cây keo Tenere bị gãy do bị xe tông trúng. Sau đó, nó được chuyển đến Bảo tàng quốc gia Nigeria ở thủ đô Niamey. Tại vị trí cây từng mọc, người ta trồng một cái cây kim loại để làm kỉ niệm.

Cây thông cô đơn Sitka

Ở đảo Campbell cách phía nam New Zealand 600 km, có một cây thông cô đơn tên là Sitka. Nó được xem là cây cô độc nhất thế giới, bởi cái cây gần nó nhất cũng cách đến 220 km, thuộc đảo Auckland.

Cây thông cô đơn Sitka

Nằm đơn độc trên “địa bàn” của mình, giữa khung cảnh đẹp đẽ, Sitka cũng là cây cô đơn thu hút nhiều du khách ghé thăm. Cây thông này là nhân chứng sống trong vụ thử hạt nhân 1962, hay chính là sự khởi đầu thế Nhân Sinh.

Những cái cây cô đơn này đều là cảnh đẹp hiếm có được nhiều du khách và nhiếp ảnh gia săn đón, nếu có dịp đi ngang qua, bạn có thể ghé lại tham quan.

Đọc thêm:

Nguồn: dulichvietnam.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *