Bệnh đái tháo nhạt khi mang thai là một chứng rối loạn hiếm gặp và thường xảy ra ở 3 tháng cuối của thai kỳ. Khi bị bệnh đái tháo nhạt, bạn sẽ có triệu chứng khát nước và uống nhiều nước hơn khi bình thường. Do đó bạn sẽ đi tiểu nhiều lần hơn, một hoặc hai lần trong một giờ. Triệu chứng này không phải do mang thai gây ra, mà do bệnh đái tháo nhạt. Cùng SRE tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này để chủ động phòng tránh qua bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
Bệnh đái tháo nhạt là gì?
Bệnh đái tháo nhạt không hề liên quan đến đái tháo đường tuýp 1 và tuýp 2. Đái tháo nhạt (DI) là tình trạng rối loạn khả năng cân bằng nước trong cơ thể. Thận của bệnh nhân không có khả năng giữ nước dẫn đến tiểu nhiều. Bệnh nhân mắc bệnh đái tháo nhạt thường trở nên khát nước và muốn uống nhiều nước hơn. Tỉ lệ mắc phải bệnh đái tháo nhạt rất ít chỉ khoảng 1: 25000 người. Bệnh có thể gặp ở mọi độ tuổi khác nhau nhưng phần đa là ở người lớn và trong một vài trường hợp có cả phụ nữ mang thai.
Đái tháo nhạt có nguy hiểm không?
Theo các bác sĩ đái tháo nhạt là bệnh lý không quá nguy hiểm nhưng cần phải hết sức thận trọng. Tuy nhiên, đái tháo nhạt vẫn có thể gây ra một số hậu quả xấu mà bệnh nhân có thể phải đối diện như:
- Người bệnh đi tiểu nhiều
- Cả ngày và đêm dẫn đến mệt mỏi
- Thiếu sức sống và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Tình trạng mất nước dẫn đến đau cơ, yếu cơ, đau đầu, sụt cân, da khô, sốt và nôn ói. Ngoài ra do việc mất các chất điện giải còn gây ra rối loạn nhịp tim, rối loạn co thắt ruột, co cơ. Nguy hiểm hơn khi những rối loạn này có thể dẫn đến nguy cơ tử vong do ngừng tim, tụt huyết áp nếu không được chữa trị kịp thời.
Nguy hiểm khi bị đái tháo nhạt lúc mang thai
Các bà mẹ đang mang thai cũng chính là đối tượng có nguy cơ cao mắc phải bệnh lý này do sự xáo trộn các loại hormone trong cơ thể sản phụ. Bệnh sẽ không quá nguy hiểm nếu được kiểm soát tốt. Bà bầu sẽ bị mất nước và cảm thấy khát nước nhiều hậu quả là khiến tiểu thiếu kiểm soát, đái dầm và dễ bị nhiễm trùng máu. Hầu hết các trường hợp đái tháo nhạt khi mang thai sẽ tự khỏi sau 4 – 6 tuần sau khi chấm dứt thai kỳ. Tuy nhiên, khi đã có tiền sử mắc bệnh đái tháo nhạt thai kỳ thì bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn trong các lần mang thai tiếp theo.
Biến chứng đái tháo nhạt
Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, biến chứng đái tháo nhạt sẽ là:
- Khô miệng
- Cơ yếu
- Huyết áp thấp
- Mắt trũng
- Sốt hoặc nhức đầu
- Nhịp tim đập nhanh
- Giảm trọng lượng cơ thể.
Một biến chứng đái tháo nhạt khác chính là gây ra sự mất cân bằng điện giải. Điều này dẫn đến mệt mỏi, khó chịu kéo dài.
Qua những thông tin trên chắc hẳn bạn đã có được câu trả lời thỏa đáng về căn bệnh này. Và những biến chứng đái tháo nhạt mà chúng ta gặp phải. Mặc dù không ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng các thai phụ cần có kiến thức để phòng ngừa bệnh.
Nguồn: Vinmec.com