Gần đây tại xã Tân Quang, Văn Lâm, Hưng Yên thường xuyên xuất hiện các buổi hội thảo giới thiệu sản phẩm. Phóng viên VTV đã nhận được phản ánh của người dân về việc này. Có một DN thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo giới thiệu sản phẩm của Hàn Quốc để lôi kéo người mua hàng.
Mục lục
Tình hình thực tế
Tại nhà anh Bùi Chí Tiến ở tại huyện Văn Lâm, Hưng Yên. Mấy hôm nay không khí gia đình lúc nào cũng căng thẳng. Nguyên nhân là do lô hàng nhập khẩu gồm thảm, gối, hắc sâm, tỏi đen. Những loại hàng được quảng cáo là có tác dụng chữa bệnh do mẹ anh mua về.
Anh Tiến chia sẻ:” Điều khiến tôi bất bình nhất chính là việc mẹ tôi đã bỏ ra gần 20 triệu đồng đề mua hàng. Trong khi không hề có các loại giấy tờ đi kèm. Các loại chứng từ về nguồn gốc xuất xứ hay tính hợp pháp của hàng hóa hoàn toàn không có.”
Bên nhà anh Cao Bá Kiều (xã Tân Quang, huyện Văn Lâm, Hưng Yên), cũng là trường hợp gần tương tự. Bố anh cũng đã bỏ ra gần 6 triệu đồng để mua 1 hộp sâm. Quà tặng đi kèm chỉ là mấy chai dầu ăn.
Theo anh Kiều biết, bố anh đã mua hộp sâm có giá đắt hơn gần gấp đôi so với giá thị trường. Trong khi đó phương thức bán hàng của đơn vị kinh doanh lại có những biểu hiện thiếu minh bạch.
Phán ánh của người dân
Nhiều người cao tuổi xã Tân Quang đã bỏ ra số tiền lớn mua thảm, gối, hắc sâm tỏi, đen…. Sản phẩm được quảng cáo là có tác dụng chữa bệnh.
Theo phản ánh của người dân địa phương, trong căn phòng ở trên tầng 2 của một trung tâm thương mại. Sẽ chỉ trừ thứ Bảy và Chủ nhật là nghỉ. Còn lại thì thường xuyên diễn ra những hội thảo quảng cáo và bán các sản phẩm chăm sóc sức khỏe . Các sản phẩm nhập khẩu từ Hàn Quốc về. Có cả trăm người cao tuổi hào hứng tham dự hội thảo về các sản phẩm có tác dụng chữa bệnh.
Chính quyền vào cuộc
Chính quyền tiến hành kiểm tra đột xuất tại đây. Đoàn công tác liên ngành của địa phương đã phát hiện có một số sản phẩm không có tem phụ. Đây là phần tem giải thích về công dụng cũng như nguồn gốc xuất xứ. Tuy nhiên, đại diện đơn vị bán hàng khẳng định hàng hóa có đầy đủ giấy tờ hợp pháp.
“Công ty cũng còn một số hạn chế là chưa có phiên dịch từ tiếng Hàn Quốc sang tiếng Việt. Từ đó để khách hàng hiểu rõ hơn về công năng của sản phẩm. Về hóa đơn chứng từ thì thực tế chúng tôi xuất hóa đơn cho nhiều người dân nhưng họ không lấy. Từ nay nếu khách hàng nào có nhu cầu lấy hóa đơn thì công ty chúng tôi sẽ xuất hóa đơn cho khách hàng đó.” anh Trần Quang Tú – Phụ trách Kinh doanh công ty TNHH Công ty DEABAG Việt Nam nói.
Đại diện UBND huyện Văn Lâm cho biết:” Hành vi bán hàng có giá trị từ 200 nghìn đồng trở lên mà không xuất hóa đơn cho người mua hàng sẽ bị xử lý nghiêm.” Huyện Văn Lâm cũng đưa ra khuyến cáo người dân. Các hoạt động hội thảo tương tự như thế này thường diễn ra sôi động vào dịp cuối năm.
Các đơn vị kinh doanh cần thông báo cho chính quyền địa phương để đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn. Bên cạnh đó, mỗi người dân cũng cần phải là một người tiêu dùng thông thái. Để tránh mua phải những sản phẩm có giá trên trời mà lại có vấn đề về chất lượng.
Nguồn: vtv.vn