Doanh thu Alibaba ngày 11/11 đạt 75 tỷ USD

Công Nghệ Nhịp Sống Số
Mất:4 phút, 35 giây để đọc

Alibaba đạt doanh thu 75 tỷ USD trong lễ hội mua sắm trực tuyến thường niên lớn nhất thế giới Ngày độc thân 11/11… Kết quả này được được trong bối cảnh Trung Quốc đang dần phục hồi sau đại dịch covid 19. Doanh thu của Alibaba trong Ngày độc thân hàng năm luôn được xem là một thước đo về khả năng chi tiêu của người tiêu dùng Trung Quốc.

Người Trung Quốc chi tiêu mạnh vào ngày 11/11

Ngày 11/11 (Singles’ Day) là một trong những Lễ hội mua sắm lớn nhất tại châu Á. Lễ hội có quy mô tương tự với ngày Black Friday, Cyber Monday của các nước phương Tây – khi thu hút hàng trăm triệu người tham gia.

Theo ghi nhận, tập đoàn Alibaba đã đạt doanh thu 373,3 tỷ NDT sau 30 phút đầu trong ngày 11/11. Như vậy, Alibaba đã chính thức vượt qua kỷ lục doanh thu năm ngoái với 38 tỷ USD. Đây cũng là bằng chứng cho thấy người tiêu dùng Trung Quốc vẫn chi tiêu mạnh dù nền kinh tế đang hồi phục chậm chạp.

Các cách thức bán hàng của Trung Quốc sau đại dịch

Ngày mua sắm Lễ Độc thân 11/11 được Jack Ma và CEO Daniel Zhang khởi xướng năm 2009. Sau đó dần vượt qua các sự kiện mua sắm khác trên toàn cầu như Black Friday và Cyber Monday, cả về quy mô lần sự sôi động. Năm nay, do đại dịch, Alibaba không tổ chức các sự kiện trực tiếp hoành tráng như trước. Họ tập trung quảng bá online với các buổi livestream của người nổi tiếng.

Giới phân tích cho hay sau nhiều tháng phải ở nhà vì dịch Covid-19, hàng trăm triệu người thuộc tầng lớp trung lưu của Trung Quốc đã sẵn sàng chi tiêu cho mọi thứ từ việc đặt kỳ nghỉ, đồ điện tử gia dụng và thậm chí là mua nhà.

Dịp này, người dân có thể mua sản phẩm được giảm giá mạnh tay. Các sản phẩm từ mỹ phẩm, quần áo đến hàng tạp hóa trên các nền tảng Taobao, Tmall của Alibaba. Chúng sau đó sẽ được dịch vụ vận chuyển Cainiao của hãng giao đến tận tay khách hàng.

Những chương trình giảm giá này đóng vai trò là chìa khóa thu hút khách hàng. Điều này khiến doanh số bán lẻ của Trung Quốc tăng 3,3% trong tháng 9 so với cùng kỳ năm ngoái. Tốc độ này có thể lên 5% vào tháng 10, khi du lịch và tiêu dùng tăng tốc trong kỳ nghỉ Quốc khánh.

Việt Nam chuyển dịch sang xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt

Sàn TMĐT Shopee

Tại Việt Nam, lượng người tham gia mua sắm trực tuyến trong ngày 11/11 cũng rất đông đảo. Sàn TMĐT Shopee, có xấp xỉ 20 triệu lượt người dùng truy cập trong giờ đầu tiên của ngày 11/11.

Tình hình mua sắm tại Việt Nam
Tình hình mua sắm tại Việt Nam

Trong đó, Sức khỏe & sắc đẹp, Nhà cửa & Đời sống, Điện thoại & Phụ Kiện là những ngành hàng được người dùng tại Việt Nam yêu thích nhất. Nổi bật là hơn 4.500 sản phẩm nước tẩy trang L’oreal Paris 3-in-1 Micellar Water được bán ra trong 8 giờ đầu tiên ngày 11/11 theo thống kê của Shopee.

Đơn vị này cũng ghi nhận giao dịch có giá trị cao nhất lên đến 100 triệu đồng. Rất nhiều khách hàng thanh toán dựa trên hình thức “không tiền mặt”. Các hình thức như liên kết tài khoản ngân hàng, ví AirPay,… thay vì phương thức “trả tiền giấy” truyền thống.

Sàn TMĐT Lazada

Đại nhạc hội Lazada 11/11 Super Show đã thu hút gần 10 triệu lượt xem. Mức này tăng hơn 20 lần so với sự kiện diễn ra năm 2019. Lazada ghi nhận số lượng đơn hàng tăng gấp đôi so với cùng thời điểm năm ngoái. Các sản phẩm nổi bật được bán ra trong 2 giờ đầu tiên gồm:

  • 20.000 điện thoại thông minh
  • 3.000 TV
  • 50.000 phiếu ưu đãi ăn uống có giá trị 1.000 đồng.
Các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam
Các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam

Các ngành hàng mỹ phẩm, thời trang cũng đặc biệt thu hút người dùng trực tuyến.

Sàn TMĐT Tiki

Cùng với đó, sàn TMĐT Tiki cũng ghi nhận lượng người truy cập và mua sắm tăng mạnh. Doanh số của Tiki đã tăng gấp đôi so với kỷ lục cùng thời điểm của ngày 10/10 trước đó. Số lượng đơn hàng được ghi nhận vượt tổng đơn hàng cùng thời gian của 2 ngày 9/9 và 10/10 trước đó cộng lại.

Đại diện của Tiki khẳng định đây là dấu hiệu đầy phấn khởi cho thấy sự phục hồi kinh tế sau dịch. Mức độ mua sắm của khách hàng đã trở lại và mạnh mẽ hơn.

Đây được xem là những dấu ấn ghi nhận sự thành công đáng của việc thúc đẩy thương mại điện tử. Hoạt động mua sắm trực tuyến – không dùng tiền mặt, hướng đến chuyển đổi số toàn diện theo mục tiêu của chính phủ Việt Nam.

Xem thêm:

Nguồn: dantri.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *