Thời gian gần đây Facebook đang dính phải một vụ kiện bị tố cáo lợi dụng sức mạnh thị trường để chèn ép đối thủ tiềm năng trước khi họ có thể trở thành đối thủ thực sự. Tuy nhiên với vị thế là một đại gia công nghệ trên thế giới thì Facebook không hề yên vị với vụ cáo buộc này mà vùng lên để phản bác lại vụ kiện về mình. Diễn biến của vụ kiện ra sao? Tại sao Facebook lại đứng trước nguy cơ bán lại Instagram và WhatsApp? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc.
Mục lục
Facebook đang đối mặt với vụ kiện vì đã mua lại Instagram và WhatsApp
Facebook trở thành hãng công nghệ thứ 2 đối diện với thách thức pháp lý lớn trong năm sau công ty Alphabet In. Với cáo buộc sử dụng sức mạnh và ảnh hưởng của công ty để thâu tóm hoặc đè bẹp các đối thủ. Facebook bị cáo buộc trong thập kỷ qua đã sử dụng sức mạnh thống trị và sự độc quyền để loại bỏ các đối thủ nhỏ hơn gây tổn hại đến người dùng cuối. Cụ thể là thương vụ mua lại hai nền tảng Instagram và WhatsApp.
Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) và gần 50 bang nước này nộp đơn kiện Facebook. Đơn kiện cáo buộc hãng dùng chiến lược phản cạnh tranh với đối thủ. Với hai đơn kiện đồng thời được nộp lên hôm 9/12, Facebook trở thành đại gia công nghệ thứ hai, sau Google. Cả 2 ông lớn này phải đối mặt với thách thức pháp lý lớn năm nay. Hồi tháng 10, Google bị cáo buộc sử dụng quyền lực thị trường để cản trở các đối thủ.
Mục đích của vụ kiện
Vụ kiện nhằm vào việc Facebook đã mua lại Instagram và WhatsApp. Cả hai vụ kiện đều tìm kiếm biện pháp xử lý để buộc Facebook phải thoái vốn tại hai ứng dụng. Tổng cố vấn của Facebook là Jennifer Newstead cho biết cả 2 ứng dụng được mua lại trước khi đủ mạnh để đe doạ Facebook.
Newstead cho rằng chính phủ muốn có sự thay đổi và không có cuộc mua bán nào là cuối cùng. Cũng đặt vấn đề về các tác hại của vụ mua bán đến người dùng và cho rằng người dùng đang được hưởng lợi từ WhatsApp và Intagram vì cả hai đều miễn phí và các đối thủ khác như YouTube, Twitter và WeChat đang làm rất tốt và không bị ảnh hưởng.
Trước đó, Microsoft cũng phải dàn xếp vụ kiện chống độc quyền lớn trong lịch sử vào năm 1998. Kết quả của vụ kiện được cho là mở đường cho thời kỳ bùng nổ của Internet. Lí do là Micrsoft đã không thể cản chân các đối thủ của mình.
Những thương vụ của Facebook
Instagram và WhatsApp không phải là hai ứng dụng duy nhất bị Facebook thâu tóm. Tháng trước Facebook cho biết họ đang mua công ty khởi nghiệp dịch vụ khách hàng Kustomer. Wall Street Journal cho biết thương vụ được định giá Kustomer ở mức 1 tỷ USD.
Facebook cũng đã mua Giphy. Đây là một trang web phổ biến để tạo và chia sẻ hình ảnh động hoặc GIF, vào tháng 5. Việc mua bán này đã thu hút sự giám sát kỹ lưỡng từ cơ quan giám sát cạnh tranh của Vương quốc Anh. Ngay khi bị khởi kiện, cổ phiếu của Facebook đã giảm tới 3%.
Xem thêm: Vụ bê bối dữ liệu Facebook
Nguồn: tgs.vn