Ngày 14.10 vừa qua, chuyên đề “Bắc Ninh với Vương triều Lý” được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức trưng bày. Hoạt động này nhân dịp kỷ niệm 1010 năm Thăng Long – Hà Nội (1010- 2020). Đồng thời hướng về Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Tham gia chương trình không chỉ có lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh, các nhà nghiên cứu. Mà còn thu hút đông đảo học sinh tỉnh Bắc Ninh.
Mục lục
Di vật được chia thành ba chủ đề
Địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã khai quật gần 500 tài liệu, hiện vật, hình ảnh cổ, quý ở nhiều thời kỳ, với niên đại khác nhau. Những di vật này được sắp xếp, chia thành ba chủ đề dưới đây:
- Bắc Ninh – Quê hương phát tích triều Lý;
- Triều Lý với văn minh Đại Việt;
- Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa thời Lý.
Bắc Ninh tổ chức những hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị Vương triều Lý
Bắc Ninh là quê hương của Đức vua Lý Công Uẩn. Ông là người khai mở triều đại Lý, nền văn minh Đại Việt. Vương triều nhà Lý có công lao trong công cuộc xây dựng, gìn giữ, phát triển đất nước. Do đó, tỉnh Bắc Ninh tổ chức những hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị Vương triều Lý.
Những hiện vật nổi bật có thể kể đến như: bộ sưu tập tiền cổ thời Lý; hiện vật, dấu tích kiến trúc, vật liệu xây dựng chùa, cung điện, đền. Ngoài ra, còn có bộ sưu tập ấm làm bằng men ngọc; tượng đá thân rồng; tượng đầu rồng bằng đất nung… Tất cả hiện vạt này đều có niên đại từ thời Lý.
Ba phần của chương trình “Bắc Ninh với Vương triều Lý”
Phần đầu tiên là Bắc Ninh – Quê hương phát tích triều Lý. Phần này nói về Bắc Ninh – mảnh đất địa linh nhân kiệt. Nơi sinh ra đức vua Lý Công Uẩn. Năm 1010, Lý Công Uẩn lên ngôi lập nên Vương Triều Lý. Ngài rời kinh đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về thành Đại La (Hà Nội). Sau đó lập nên Kinh đô Thăng Long (Hà Nội).
Phần thứ 2 trưng bày những hiện vật, tài liệu, hình ảnh về nhà Lý. Tất cả đều được sắp xếp một cách khoa học. Qua đó góp phần khẳng định công lao của Vương triều nhà Lý đối với nền văn minh Đại Việt rực rỡ với nhiều thành tựu to lớn. Nhà Lý đã lập ra Kinh đô Thăng Long. Từ đó đặt nền móng cho giáo dục nho học khoa bảng. Ngoài ra, phát triển nền kinh tế lấy nông nghiệp làm nền móng, thủ công nghiệp làm trụ cột và mở mang giao thương.
Phần ba là những hình ảnh khảo cổ học, nghiên cứu, hoạt động trùng tu, tôn tạo… Các di tích, hiện vật từ thời Lý, góp phần khẳng định tỉnh Bắc Ninh đẩy mạnh bảo tồn, phát huy giá trị Vương triều Lý.
Những hiện vật khảo cổ được trưng bày tại sự kiện
Nhân dịp này, Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh cũng trưng bày nhiều tư liệu, hiện vật khảo cổ học thời kỳ đá mới. Thời kì này đã cách đây khoảng 4.000 năm. Những hiện vật đồ đá gồm rìu đá, bàn mài rãnh, dọi xe chỉ, quả cân, chì lưới. Ngoài ra, còn có hiện vật khảo cổ học thời kỳ Văn hóa Đông Sơn (cách ngày nay hơn 2.000 năm). Đó là mảnh khuôn đúc trống đồng, rìu, mảnh chắn tâm, dao, dùi, đục, trống đồng minh khí, gương đồng…
Qua hoạt động trưng bày, tỉnh Bắc Ninh góp phần khơi dậy, giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa quê hương Bắc Ninh – Kinh Bắc đối với người dân Bắc Ninh nói chung và thế hệ trẻ nói riêng; tạo động lực cho các thế hệ tiếp tục gìn giữ, phát huy các giá trị đó.
Trưng bày diễn ra đến hết tháng 12-2020.
Bạn đọc có thể truy cập SRE để đọc nhiều tin tức khác. Cảm ơn các bạn đã quan tâm!
Nguồn: Nhandan.com.vn