Bước sang năm thứ 6 của cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” (2014 – 2020), thị trường nội địa giờ đây đã có những chuyển biến mới. Hàng Việt đang ngày càng khẳng định vị thế của mình trong lòng người tiêu dùng.
Sự chuyển biến này góp phần ổn định, nâng cao hiệu quả kinh tế. Tỷ lệ nhập siêu giảm, tiến tới gia tăng xuất siêu. Chiến lược lâu dài về phát triền nền kinh tế đất nước được củng cố thêm bền vững.
Mục lục
Vị thế hàng Việt trong lòng người tiêu dùng
Ngày nay, nhiều mặt hàng thương hiệu Việt Nam đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về chất lượng, giá cả. Nhờ đó, các doanh nghiệp trong nước từng bước thành công trong việc tạo dựng niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam. Tại các hệ thống phân phối trong nước, lượng tiêu thụ hàng hoá Việt gia tăng rõ rệt. Độ uy tín của các sản phẩm thương hiệu Việt Nam được đánh giá ngày càng cao. Từ đó, nét đẹp văn hoá tiêu dùng của người Việt được hình thành.
Những báo cáo số liệu thống kê thị trường tiêu thụ trong những năm gần đây càng minh chứng rõ ràng cho việc hàng Việt đang trở thành trụ cột của thị trường nội địa.
Hàng Việt chiếm lĩnh thị trường nội địa
Ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, hàng Việt đến nay vẫn chiếm tỷ lệ cao trong các cơ sở phân phối của doanh nghiệp trong nước (trên 90%). Tại các hệ siêu thị nước ngoài ở Việt Nam thì chiếm từ 60% đến 96%. Đối với kênh bán lẻ truyền thống, tỷ lệ mặt hàng xuất xứ từ Việt Nam tại các chợ, cửa hàng tiện lợi chiếm từ 60% trở lên. Trong đó có các mặt hàng Việt Nam có thế mạnh, đạt trên 80% mục tiêu của Đề án.
“Từ đầu năm 2020, khi đại dịch COVID-19 lan rộng trên toàn cầu, nhiều doanh nghiệp bị đứt gãy thị trường xuất khẩu và nguồn nguyên liệu, các đơn hàng bị ngừng trệ thì với quy mô gần 100 triệu người, thị trường nội địa là không gian cần thiết cho doanh nghiệp khai thác, vượt qua khó khăn và thách thức hiện tại”, ông Trần Duy Đông nói.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nhận định, sau 6 năm triển khai, Đề án đã hỗ trợ rất nhiều. Nhận thức, hành vi của người tiêu dùng đối với sản phẩm, dịch vụ Việt Nam thay đổi tích cực. Một lần nữa khẳng định được sức sống mãnh liệt của hàng Việt Nam, là trụ cột quan trọng của thị trường nội địa.
Tốc độ phát triển doanh thu
Thứ trưởng cho biết, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ 7 tháng đầu năm giảm 0,4% so với cùng kỳ năm 2019. Dù vậy, tổng mức doanh thu bán lẻ hàng hóa 7 tháng vẫn chiếm 79,2%. Mức doanh thu này tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước. Hàng hoá nội địa thoả mãn phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân. Nhu cầu cung ứng nguyên, nhiên vật liệu, máy móc, thiết bị, hàng hóa được bảo đảm. Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được duy trì ổn định. Sản lượng và chất lượng hàng hoá đáp ứng khả năng phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu.
Ổn định sản lượng tiêu thụ trong thời kỳ dịch bệnh
Dịch bệnh COVID-19 xuất hiện trở lại ở một số tỉnh trong thời gian vừa qua. Phó Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động – Trương Thị Ngọc Ánh đã có phát biểu ghi nhận. Cụ thể, dù tình hình dịch bệnh phức tạp, mặt hàng Việt vẫn có những dấu hiệu khả quan. Cụ thể, hiện tượng khan hàng, sốt giá không xuất hiện. Qua đó thấy được sự vững mạnh của hàng hoá nội địa và hệ thống phân phối trong nước.
Hàng Việt cạnh tranh phát triển trong thời kỳ hội nhập
Tại Hội nghị, đại diện các Sở Công Thương cũng như doanh nghiệp đã đưa ra nhiều đề xuất. Trong bối cảnh Việt Nam đã ký nhiều FTA, đặc biệt là EVFTA, hàng Việt phải cạnh tranh với nhiều sản phẩm nhập khẩu. Do đó, doanh nghiệp bày tỏ mong muốn các cơ quan có thẩm quyền đưa ra cơ chế hỗ trợ. Chính sách hỗ trợ cần tạo ưu thế cho hàng Việt cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh đó, cần đảm bảo sao cho phù hợp và không vi phạm các FTA đã ký kết.
Đọc thêm những bài viết thú vị và bổ ích tại Sre.
Nguồn: cafef.vn