Trước khi theo dõi hành trình cung rước và an vị tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông. Cùng tìm hiểu về vua Trần Nhân Tông nhé!
Đức Vua Trần Nhân Tông không những là vị Hoàng Đế anh minh mà còn là một lãnh tụ thiên tài. Đứa Vua còn là nhà văn hóa xuất chúng và nhà tư tưởng vĩ đại. Đồng thời Trần Nhân Tông là nhà tu hành giác ngộ ở cảnh giới cao. Ngài đã để lại cho con cháu một hệ thống tư tưởng đặc sắc về lĩnh vực Phật giáo. Dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử đậm bản sắc Việt cũng chính được Ngài khai sáng.
Có thể nói con người của Phật hoàng kết tinh hào khí Đông A. Đức Vua đã hai lần chỉ đạo quân và dân Đại Việt đánh thắng quân Nguyên. Đội quân hùng mạnh nhất thế giới thời bấy giờ. Sau chiến thắng lẫy lừng, đức vua Trần Nhân Tông quyết định cởi Hoàng bào. Ngài lên Yên Tử tu hành và sau đó hóa Phật.
Mục lục
Lễ cung rước và an vị tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông
Nhân Đại lễ tưởng niệm 712 năm Ngày Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết Bàn, Lễ cung rước và an vị tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông đã được tổ chức. Dưới sự chỉ đạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ban Chấp hành họ Trần tỉnh Nam Định, Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam, Mạng xã hội dành cho cộng đồng Phật tử Butta.vn, Viện Nghiên cứu Ứng dụng Y học dân tộc và Dưỡng sinh Việt. Bên cạnh đó là sự góp mặt của các công ty. Có thể kể đến Công ty CP Gốm cổ Luy Lâu, Ban Quản lý di tích Đền Thái Tổ Trần Thừa, Công ty CP Truyền thông Việt đồng hành cùng doanh nghiệp (TTV), Công ty CP Truyền thông và Giải trí Mono Stars, Công ty CP Thương mại và Truyền thông Evacom.
Vào ngày 6/12, Hành trình cung rước và an vị tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông được diễn ra. Với Lễ dâng hương các vị tiên hiền nhà Trần tại Đền Thái Tổ Trần Thừa (thôn Vạn Khoảnh, xã Mỹ Phúc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định). Sáng 7.12 diễn ra lễ khởi rước tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông tại Đền Trần Thừa đi TP. Hồ Chí Minh.
Đêm nghệ thuật- võ thuật được khai mạc với màn trống và múa rồng
Chào mừng Lễ cung rước và an vị tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông. Tối 6.12 tại Đền Thái Tổ Trần Thừa đã diễn ra đêm nghệ thuật – võ thuật Ngút trời Hào khí Đông A. Chương trình được đầu tư công phu với sự góp mặt của đông đảo nghệ sĩ đến từ nhiều đoàn nghệ thuật cùng nhiều võ sư tiêu biểu.
Khai mạc với màn trống hội và múa rồng của gần 100 võ sinh và nghệ sĩ Lân Sư Rồng. Đêm nghệ thuật cuốn hút với những làn điệu dân ca quan họ qua giọng ca mượt mà của NSƯT Lệ Thanh. NSƯT Thanh Nhàn và nhiều nghệ sĩ đến từ quê hương quan họ Bắc Ninh. Cùng đó, người xem cũng được thưởng thức một số giá đồng tiêu biểu. Do tập thể nghệ sĩ Nhà hát Nghệ thuật truyền thống tỉnh Nam Định thực hiện.
Xen kẽ chương trình nghệ thuật là màn biểu diễn màn biểu diễn đặc sắc Sức mạnh Việt. Với sự lồng ghép độc đáo giữa thư họa và võ nhạc. Đem đến cho người xem nhiều cảm xúc đặc biệt. Bên cạnh đó, màn trình diễn võ thuật và thiền hấp dẫn. Được sân khấu hóa do 50 võ sinh của Liên đoàn Võ thuật Hà Nội và một số thiền sinh của Viện thực hiện. Cũng là điểm nhấn thu hút người xem.
Lễ khởi kiệu cung rước tôn tượng Phật hoàng về phương Nam
Theo lịch trình sự kiện, sáng ngày 7.12, tại Đền Thái Tổ Trần Thừa (xã Mỹ Phúc, huyện Mỹ Lộc, Nam Định) đã diễn ra Lễ khởi kiệu cung rước tôn tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông.
Vị thế của Phật hoàng Trần Nhân Tông đã được nhiều nước trên thế giới tôn vinh. Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã lấy ngày 1.11 âm lịch hằng năm là ngày Quốc giỗ Đức Phật hoàng nhập Niết Bàn.
Phát biểu tại tại Lễ khởi kiệu, Thượng tọa Thích Thanh Thịnh. Phó Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Nam Định nhấn mạnh. Có thể khẳng định vua Trần Nhân Tông là một nhà tư tưởng, một nhà chính trị kiệt xuất. Trong thời gian lãnh đạo đất nước đã làm nên những trang sử vẻ vang cho dân tộc. Đưa Phật giáo đến chỗ cực thịnh. Đức vua Trần Nhân Tông là một trong những nhà lãnh đạo phật tử có vị trí hết sức quan trọng. Không những đối với Phật giáo mà còn đối với cả dân tộc.
Theo Thượng tọa Thích Thanh Thịnh, lễ Cung rước và chiêm bái tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhân Đại lễ tưởng niệm 712 năm Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết Bàn. Cũng chính là dịp chúng ra cùng nhau nhìn lại những thành tựu của công cuộc hoằng pháp độ sinh. Và những đóng góp của Phật giáo cho đạo, cho đời trong những chặng đường lịch sử thăng trầm. Để rút ra những bài học quý báu.
Những đơn vị, tổ chức phối hợp hỗ trợ Phật sự có ý nghĩa
Đại diện BTC Lễ cung rước và an vị tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông. Nhà báo Nguyễn Trường Sơn, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam. Ông phát biểu tại Lễ khởi rước tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông. Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam (VAA) đồng hành tại sự kiện này đã phối hợp cùng các đơn vị truyền thông, báo chí. Đã hỗ trợ cho Phật sự có ý nghĩa này. Góp phần lan tỏa và phát huy tinh thần nhập thế “đạo gắn với đời” của Phật Hoàng.
“Đức Vua Trần Nhân Tông là vị Hoàng Đế anh minh, lãnh tụ thiên tài, là nhà văn hóa xuất chúng, nhà tư tưởng vĩ đại. Đồng thời là nhà tu hành giác ngộ ở cảnh giới cao. Ngài đã để lại hệ thống tư tưởng đặc sắc về Phật giáo, khai sáng dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử đậm bản sắc Việt.
Phật Hoàng Trần Nhân Tông gắn liền với Hào khí Đông A. Điều đó được kết tinh trong con người Phật Hoàng với chiến tích hai lần chỉ đạo quân và dân Việt đánh thắng quân Nguyên; hùng mạnh nhất thế giới thời đó. Sau chiến thắng, Ngài cởi Hoàng bào lên Yên Tử tu hành và hóa Phật”, nhà báo Nguyễn Trường Sơn phát biểu.
Tôn tượng Phật Hoàng được cung rước trong dịp này làm bằng gốm đỏ Luy Lâu
Theo đại diện Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam. “Hành trình cung rước và an vị Tôn tượng Phật Hoàng trải dài gần 2000 km, từ Nam Định vào Tiền Giang. Tôn tượng Phật Hoàng được cung rước trong dịp này làm bằng gốm đỏ Luy Lâu ở tư thế ngồi lớn nhất từ trước đến nay (cao 2,2m). Bức tượng “độc nhất vô nhị” này được nghệ nhân, họa sĩ Nguyễn Đăng Vông trải nhiều tháng lao động nghệ thuật công phu tác tạo, thể hiện hình ảnh Đức Vua Trần Nhân Tông cởi bỏ Hoàng bào bên suối quy Phật”.
Sức sáng tạo của nghệ nhân Nguyễn Đăng Vông thật đáng khâm phục. Khó có thể thống kê hết những sản phẩm gốm kỳ công do ông thực hiện. Như Long đầu linh vật lớn, tượng Hương Vân Cát Bồ Tát… Tiêu biểu là “Chiếc ngọc bình lớn nhất Việt Nam” (cao 4,2 m, đường kính 2,1 m, nặng 2,2 tấn). Được đánh giá rất cao tại Ðại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.
Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác là điểm đến của hành trình
Cũng theo ông Nguyễn Trường Sơn, điểm đến của hành trình này là Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác (Tiền Giang). Địa linh này sẽ hình thành “Quần thể Không gian Thiền sư Việt”. Góp phần tôn vinh lịch sử Thiền Việt qua hệ thống chân dung các vị thiền sư. Cùng với “Tứ động tâm” – 4 di sản Phật giáo đỉnh cao của thế giới. Đã được phục dựng: Lâm Tì Ni (nơi Phật Thích Ca đản sinh); Bồ Đề Đạo Tràng (nơi Phật thành đạo); Lộc Uyển (nơi Phật chuyển pháp luân) và Câu Thi Na (nơi Phật nhập Niết bàn). Thì việc tạo dựng “Quần thể Không gian Thiền sư Việt” là điểm sáng tôn vinh bản sắc văn hóa tâm linh Việt.
Đặc biệt, nét độc đáo của quần thể này sự phục dựng lại thánh địa Ngọa Vân – nơi Đức Vua Trần Nhân Tông hóa Phật. Bằng chất liệu chủ yếu là gốm cổ Luy Lâu. Địa danh phát tích Phật giáo Việt Nam… Công trình văn hoá tâm linh thuần Việt này được nhóm kiến trúc sư tiêu biểu, có uy tín. Do TTV mời sáng tạo ý tưởng, thiết kế và thực hiện.
“Đại lễ tưởng niệm Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn với sự kiện cung rước, chiêm bái và an vị tượng Phật Hoàng. Là dịp người Việt trong và ngoài nước tri ân công lao. Và sự nghiệp vĩ đại của Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Học tập, phát huy tinh thần nhập thế “đạo gắn với đời” của Phật Hoàng. Đặng cùng nhau chung lòng xây dựng đất nước ngày càng thịnh vượng”. Ông Sơn nhấn mạnh.
Nhân dịp này, BTC sự kiện đã nhận được thư chào mừng của ông Michael Croft, Trưởng Văn phòng đại diện UNESCO tại Việt Nam. Gửi tới Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng cộng đồng Phật tử Việt Nam trong và ngoài nước.
Lễ khởi kiệu cung rước tôn tượng Phật hoàng về phương Nam được tổ chức trang nghiêm
Lễ khởi kiệu cung rước tôn tượng Phật hoàng về phương Nam được tổ chức trang nghiêm. Với sự tham gia của nhiều đại biểu và đông đảo nhân dân xã Mỹ Phúc. Con cháu họ Trần đến từ các địa phương Hà Nội, Hà Nam, Bắc Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên, Hải Phòng, Ninh Bình, TP Hồ Chí Minh, Lâm Đồng…
Hành trình cung rước và an vị Tôn tượng Phật hoàng trải dài gần 2.000km, từ Nam Định vào Tiền Giang. Với nhiều hoạt động lễ, hội được tổ chức từ ngày 6 đến 20.12. Sau lễ khởi rước, Tôn tượng Phật hoàng sẽ được rước qua các địa phương. Và đến Việt Nam Quốc Tự (244 đường Ba tháng Hai, quận 10, TP. Hồ Chí Minh). Tại đây, nhân dân sẽ được chiêm bái tôn tượng Phật hoàng đúng vào dịp Đại lễ tưởng niệm 712 năm Ngày Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết Bàn (11.1 năm Canh Tý).
Ý nghĩa của sự kiện
Kế đó, đoàn rước tiếp tục di chuyển tới Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác (Tiền Giang). Để tiến hành Lễ an vị tôn tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông. Theo nghi thức Phật giáo vào sáng ngày 20.12 (7.11 năm Canh Tý). Sau đó là Lễ đặt đá xây dựng Quần thể không gian Thiền sư Việt tại Thiền viện.
Ông Trần Mạnh Lưu, Ủy viên Ban Chấp hành Họ Trần Việt Nam. Chủ tịch Ban Chấp hành họ Trần tỉnh Nam Định cho biết. Đại lễ tưởng niệm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn với sự kiện cung rước, chiêm bái và an vị tượng Phật hoàng. Là dịp con cháu họ Trần tại tỉnh Nam Định nói riêng. Và trong cả nước nói chung tri ân công lao và sự nghiệp vĩ đại. Học tập, phát huy tinh thần nhập thế “đạo gắn với đời” của Phật hoàng. Để cùng nhau xây dựng quê hương ngày càng thịnh vượng.
Cảm ơn các bạn và hẹn bạn ở những tin tức thú vị khác tại SRE!
Nguồn: Baovanhoa.vn