Hồn cốt của đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh đang dần mất đi

Đời Sống Văn Hóa Văn hóa
Mất:7 phút, 45 giây để đọc

Điều tạo nên hồn cốt của đô thị là sự độc đáo, bản sắc riêng của văn hoá đô thị. Cảnh quan đô thị và lối sống thị dân hòa hợp, thống nhất sẽ tạo nên văn hóa đô thị. Những di tích lịch sử – văn hoá, quy hoạch – kiến trúc  chính là cảnh quan đô thị. Nếu chúng phù hợp các tính chất, chức năng đô thị và bảo tồn cảnh quan tự nhiên.

Xét về lối sống thị dân, mối quan hệ với cộng đồng, ứng xử với môi trường là quan trọng nhất. Vì chúng là những nét văn hoá tinh hoa của vùng miền và quốc gia. Đồng thời cũng mang những yếu tố văn hoá tiên tiến của thế giới. Bởi vì đô thị – trung tâm nên là nơi hội tụ tinh hoa của một vùng miền. Và cũng là nơi giao lưu văn hóa giữa các vùng miền khác. Tất cả được chọn lọc qua quá trình phát triển làm nên hồn cốt của đô thị.

Triển lãm các tác phẩm đoạt giải của sinh viên về cuộc thi thiết kế không gian văn hóa công cộng tại TP.HCM do Hội Kiến trúc sư TP.HCM tổ chức
Triển lãm các tác phẩm đoạt giải của sinh viên về cuộc thi thiết kế không gian văn hóa công cộng tại TP.HCM do Hội Kiến trúc sư TP.HCM tổ chức

Chủ đề buổi tọa đàm là “Không gian văn hóa công cộng tại TP.HCM: Thực trạng và giải pháp”. Sự kiện được diễn ra vào ngày 3/12. Tầm quan trọng của không gian văn hóa công cộng được các chuyên gia và nhà nghiên cứu đã khẳng định lại một lần nữa. Đặc biệt khi đô thị đang trong quá trình phát triển và hội nhập.

Ngoài ra, vẫn có một luồng ý kiến nữa về vấn đề này. Sau quá trình quy hoạch thì không gian văn hóa đô thị tại TP.HCM đang dần bị thu hẹp. Do vậy, những giải pháp cấp thiết cần đặt ra nhanh chóng để khôi phục.

Hồn cốt của đô thị rất thiếu và nghèo

Nói về vai trò của không gian văn hóa công cộng, TS.KTS Vũ Việt Anh, Hội Kiến trúc sư TP khẳng định. Giá trị của không gian công cộng ở đây không còn mang ý nghĩa định tính mà còn là chất lượng sống cho con người đô thị. Chính con người, thái độ của người dân đô thị và chính quyền đô thị. Đó mới là yếu tố quan trọng, quyết định đối với sự sống còn và chất lượng, hiệu quả của không gian công cộng đô thị.

Theo nguyên Chủ tịch HĐND Phạm Phương Thảo, không gian văn hóa công cộng của TP đang rất thiếu và nghèo. Trong quá trình quy hoạch, TP đã làm mất một số di sản văn hóa, mất đi hồn cốt của đô thị. Không gian văn hóa công cộng ở đô thị có vai trò làm tăng sự gắn bó dân cư, khuyến khích sự tương tác xã hội; thể hiện bản sắc, lối sống của cư dân đô thị; tạo môi trường sinh thái, văn hóa, thẩm mỹ,… Các vấn đề đặt ra về phát triển không gian văn hóa vật thể và phi vật thể. Nhất là làm sao để các di sản văn hóa sống cùng TP đòi hỏi phải được quan tâm đúng mức”, bà Thảo nhấn mạnh.

Cần đầu tư thêm những nội dung văn hóa, nghệ thuật

Bà Thảo còn nói rằng, những năm gần đây TP có thêm đường đi bộ. Nhưng cần đầu tư để có thêm những nội dung văn hóa, nghệ thuật nhằm tạo sự phong phú, đa dạng và giàu bản sắc dân tộc. Không gian trước Nhà hát TP, trước Bưu điện TP có dàn nhạc biểu diễn định kỳ. Nhưng chưa có sự tương tác với cộng đồng, chỉ phục vụ người qua đường thì chưa đủ. Theo bà Thảo, tượng đài cần được quy hoạch lại. Những tác phẩm mỹ thuật, điêu khắc cần được sắp đặt sao cho hài hòa với kiến trúc, cảnh quan… Trong đó cần có sự đầu tư, đặt hàng của Nhà nước.

PGS.TS Nguyễn Hồng Vinh, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận, Phê bình văn học, nghệ thuật TP thì cho biết. TP.HCM bước đầu quan tâm đến hệ thống không gian công cộng. Đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của cư dân. Hình thành những điểm nhấn nhất định trong bức tranh đô thị của TP. Tuy nhiên, không gian công cộng ở TP vẫn chưa được quy hoạch, quản lý. Chưa phát triển đúng tầm, tương xứng với tốc độ đô thị hóa và tầm nhìn phát triển chiến lược TP.

Từ nhận thức về vai trò, tầm quan trọng đến hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và thực thi trong thực tiễn. Đều đang bộc lộ những điểm thiếu đồng bộ cũng như chưa thực sự hiệu quả đối với hầu hết các loại hình không gian công cộng. Đối với những không gian hiện hữu, một số địa điểm thiết kế còn nghèo nàn và đơn điệu. Chưa hội tụ được sức sống cùng sức hút đối với cộng đồng cư dân đa dạng.

Cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp

Bàn về giải pháp kiến tạo, nhiều ý kiến cho rằng điều quan trọng trước tiên là nhận thức và quyết tâm của các cấp lãnh đạo, của cơ quan quản lý. PGS.TS Nguyễn Hồng Vinh nói rằng, TP.HCM cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó đối với việc rà soát tổng thể quy hoạch hệ thống không gian. Cần đặc biệt chú ý đến tính liên thông chặt chẽ, hợp lý, phục vụ sự phát triển lâu dài, bền vững. Tạo năng lực tăng trưởng và là biểu tượng cho giai đoạn phát triển mới của TP.

Xây dựng đề án thiết kế không gian công cộng

Công tác xây dựng các không gian công cộng mới của TP phải xác định tính chất nền tảng. Đó là yếu tố ven sông gắn với các lớp văn hóa đặc trưng của vùng Nam Bộ. Việc thiết kế và xây dựng không gian công cộng phải theo hướng thân thiện, gần gũi. Mà vẫn hiện đại, giàu sức sống và bản sắc.

Nghiên cứu bài học kinh nghiệm từ nhiều dự án thành công trên thế giới. Ông Phạm Trần Hải, Viện Nghiên cứu phát triển TP hiến kế. Các đô thị trên thế giới đang có xu hướng sử dụng các công trình cũ. Vì những công trình này mang dấu ấn lịch sử. Đối với TP.HCM, đây là một giải pháp sáng tạo mang tính thực tiễn cao. Để giải quyết nhu cầu về không gian công cộng. Nhất là khu vực nội thành hiện hữu.

“Sử dụng công trình cũ cho một công năng mới”

Về cơ bản, việc “sử dụng công trình cũ cho một công năng mới” sẽ bảo tồn được các công trình. Mà có giá trị di sản để lưu giữ ký ức đô thị. Truyền tải những thông điệp mang tính lịch sử. Phục vụ công tác giáo dục thông qua việc bảo tồn và chuyển đổi chức năng của một số công trình cũ mang dấu ấn lịch sử. Tăng nguồn thu từ việc khai thác các công trình này. Tạo nguồn cảm hứng sáng tạo và giá trị trải nghiệm không gian khác đặc biệt cho người dân và du khách…

Theo ông Hải, TP.HCM cần kiểm kê các khu đất, khu không gian không sử dụng hoặc ít sử dụng tại khu vực đô thị hiện hữu. Đánh giá tiềm năng đối với các không gian này để phục vụ mục đích. Đó là phát triển không gian công cộng.

Cần lắng nghe ý kiến đa chiều

Theo TS Nguyễn Thị Hậu, Tổng Thư ký Hội Khoa học Lịch sử TP. Khu vực trung tâm TP tập trung nhiều công trình và cảnh quan. Đã được xây dựng từ khi đô thị Sài Gòn hình thành. Đó là những công trình đẹp về kiến trúc. Và ẩn chứa trong đó biết bao câu chuyện về lịch sử và con người TP. Sự biến đổi về kiến trúc và cảnh quan khu vực trung tâm TP làm thay đổi các mối quan hệ giữa các nhóm xã hội. Chính nhờ những mối quan hệ này mà trước đây. Khu vực này có những không gian giao tiếp độc đáo và đặc trưng của đô thị Sài Gòn…

“Để phát triển không gian văn hóa công cộng, nhất là ở khu vực trung tâm. Vấn đề lớn là phải có sự nhận thức đầy đủ của cấp lãnh đạo, quản lý. Việc tạo dựng và phát huy hiệu quả các công trình văn hóa cần được lắng nghe ý kiến của chuyên gia, nhà khoa học. Cũng như những người hoạt động trên các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật và ý kiến người dân”. Nguyên Chủ tịch HĐND TP Phạm Phương Thảo nhấn mạnh.

Cảm ơn các bạn và hẹn bạn ở những tin tức thú vị khác tại SRE!

Nguồn: Baovanhoa.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *