Đến vùng Công viên địa chất Đắk Nông, không thể bỏ lỡ nhà triển lãm âm thanh. Nơi đây chắc chắn nhận được sự tò mò của cộng đồng địa phương. Và hứa hẹn thu hút khách du lịch bốn phương đến đây trải nghiệm. Ranh giới của Công viên địa chất Đắk Nông bao gồm 5 huyện Đó là Krông Nô, Cư Jút, Đắk Mil, Đắk Song, Đắk G’long và TP Gia Nghĩa. Hiện tại, 3 tuyến du lịch độc đáo đang được tỉnh Đắk Nông triển khai xây dựng. Chủ đề “Xứ sở của những âm điệu” của 3 tuyến được chia thành 3 nội dung. Đó là “Trường ca của Lửa và Nước”, “Bản giao hưởng của Làn gió mới” và “Âm vang từ Trái đất”.
Mục lục
Nhà triển lãm âm thanh chính là điểm nhấn của tuyến “Âm vang từ Trái đất”
Nhà triển lãm âm thanh chính là điểm nhấn của tuyến “Âm vang từ Trái đất”. Được nhà triển lãm âm thanh được khánh thành cuối tháng 7.2019. Ngôi nhà này nằm tại khuôn viên của Trung tâm Văn hóa tỉnh Đắk Nông, TP Gia Nghĩa. Tại đây, nhạc cụ truyền thống Việt Nam không chỉ để trưng bày. Mà còn để kết hợp với âm thanh được tạo ra từ công nghệ. Những người nghệ sĩ nước ngoài dành riêng bản nhạc độc đáo cho Công viên địa chất Đắk Nông.
Khu trưng bày được thiết kế thành 8 phòng riêng biệt. Kèm theo đó là 7 chủ đề mang đặc trưng âm thanh từ chất liệu khác nhau. Cách thức diễn tấu cũng rất riêng biệt. Có âm thanh của đá, gió, nước, gỗ, lửa, ánh sáng và âm thanh của con người. Chất liệu này được lấy cảm hứng từ ngũ hành: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ với sự tương quan lẫn nhau.
Bạn có biết tới cồng đá Goong Lú không?
Du khách sẽ cảm nhận được nét đặc trưng khi bước vào phòng trưng bày “Âm thanh của đá”. Bắt nguồn từ những thanh đá tưởng chừng như vô tri vô giác. Bằng sự tinh tế, con người đã biết tận dụng những thanh đá kêu. Dùng bàn tay khéo léo của mình để thổi hồn vào đó. Tạo nên những âm thanh réo rắt, vui tươi. Cuộc sống vất vả thường ngày bỗng vơi bớt đi những nhọc nhằn. Đặc biệt, bộ đàn đá có tên Goong Lú (tức là cồng đá) được trưng bày ở đây. Tiếng đàn lúc như âm vang trầm hùng của núi rừng. Lúc nghe thánh thót như tiếng suối chảy. Tiếng đàn đá như thay cho lời kể, niềm an ủi. Lúc vui, lúc buồn trong cuộc sống của người dân bản địa.
Những điều thú vị trong Nhà triển lãm âm thanh không nên bỏ lỡ
Du khách còn có dịp trải nghiệm nghệ thuật tương tác khi tham quan Nhà triển lãm âm thanh. Nghệ thuật này có sự hỗ trợ của công nghệ. Nhằm tạo ra những hiệu ứng âm thanh độc đáo. Ví dụ như chạm tay vào đá tạo âm thanh. Hay dùng màn hình điện thoại chiếu sáng những bông hoa. Khi ấy, mỗi bông hoa sẽ phát ra những âm thanh khác nhau. Tùy thuộc vào cường độ ánh sáng. Tương tác giữa mọi người tạo ra những âm thanh khác nhau cũng là trải nghiệm lý thú.
Du khách không nên bỏ lỡ một tác phẩm nghệ thuật của nhóm nghệ sĩ Scenocosme (Pháp) sáng tạo. Đó là “Khí quyển”. Tác phẩm này được lấy cảm hứng từ âm thanh của tự nhiên. Tác phẩm thể hiện nghệ thuật tương tác giữa con người với thiên nhiên. Thông qua sự hiện diện của một quả cầu gốm rất nhạy cảm với hơi thở. Tác phẩm sẽ có phản ứng khác nhau tùy thuộc vào cường độ . Ví dụ như là tiếng vang, sự phản chiếu của ánh sáng và sự rung động.
Các loại nhạc cụ được trung bày rất đa dạng, phong phú
Đa dạng các loại nhạc cụ tiêu biểu của đồng bào M’nông và Ê Đê sinh sống tại tỉnh Đắk Nông cũng được trưng bày. Có thể kể đến: M’buốt, Đinh năm, Đinh puôt, M’ló… Cùng rất nhiều nhạc cụ của các dân tộc khác trong và ngoài nước. Đến đây, du khách có thể cả cũng nhận được những âm thanh hùng tráng từ những hang động núi lửa, của tiếng thác đổ. Hay âm thanh rộn ràng của cồng chiêng, đàn đá và các nhạc cụ… Cùng tiếng gió reo, tiếng cỏ cây hoa lá hoà quyện vào nhau. Tất cả đã tạo nên giá trị văn hoá của một vùng đất cao nguyên.
Trong dịp đến Công viên địa chất Đắk Nông và tham quan Nhà triển lãm âm thanh, TS Guy Martini, Chủ tịch Hội đồng thẩm định Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu (UNESCO), nói: “Đây được xem là một điểm nhấn quan trọng của Công viên địa chất Đắk Nông. Chúng tôi hy vọng Nhà triển lãm âm thanh sẽ hứa hẹn là một địa điểm thu hút cộng đồng địa phương và khách du lịch khắp nơi đến trải nghiệm”.
Cảm ơn các độc giả đã quan tâm theo dõi. Các bạn có thể đọc nhiều tin tức về văn hóa khác tại SRE!
Nguồn: Baovanhoa.vn