Lý do họa sĩ Việt không còn mặn mà với tranh đồ họa

Giải Trí Mỹ thuật - Nhiếp ảnh
Mất:6 phút, 7 giây để đọc

Ngày nay mỹ thuật được xem là một ứng dụng rộng lớn. Bất kỳ một hành động, sự vật gì hiện diện xung quanh chúng ta đều là ứng dụng cho bàn tay của người làm mỹ thuật.  Trong lĩnh vực mỹ thuật, tranh đồ họa được xem là một phương pháp sáng tạo, tư duy mang cả tâm hồn của người họa sỹ để tạo ra nhiều tác phẩm sinh động, ý nghĩa cho đời.

Những tác phẩm tranh đồ họa thường hướng đến nhiều khía cạnh cuộc sống khác nhau. Có tác phẩm hướng đến đời thường ung dung, giản dị. Nhưng cũng có tác phẩm thiên về chủ đề tôn giáo, sự tín ngưỡng. Bên cạnh đó cũng có những tác phẩm mang tính nhân văn thể hiện hình ảnh mẹ Việt Nam anh hùng, uống nước nhớ nguồn, tri ân thầy cô….

Tranh đồ họa là đa sắc màu như vậy. Nhưng không phải người họa sĩ nào cũng mặn mà và tâm huyết với dòng tranh đồ họa này. Để cho ra đời một tuyệt tác nghệ thuật ngoài kỹ thuật chuyên môn. Họ phải đổi lại bằng những cảm xúc, tâm tư và cả trí óc để viết ra một câu chuyện trên bức họa của mình. Hãy cùng CRE tìm hiểu về ngành đồ họa với họa sỹ Việt Nam ngày nay nhé !

Thứ trưởng Tạ Quang Đông và các đại biểu xem triển lãm
Thứ trưởng Tạ Quang Đông và các đại biểu xem triển lãm

Họa sĩ vẫn chưa… sống được với nghề

Theo Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông, cuộc thi lần này được tổ chức với mong muốn thắt chặt tình đoàn kết các quốc gia thành viên ASEAN. Góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau khi Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020. Với 345 tác phẩm từ 10 quốc gia tham dự. Giải Nhất được trao cho tác giả Thái Lan Charkrit Lapaudomloet với bộ 3 tác phẩm: Không trọng lực, Roly Poly và Mất mát (tranh khắc axit); Giải Nhì được trao cho tác giả Vimonmarn Khanthachavana (Thái Lan) và Nguyễn Đức Hạnh (Việt Nam).

Tại triển lãm, nội dung sáng tác về cuộc sống, con người, thiên nhiên, hòa bình, đoàn kết, hữu nghị. Gồm các thể loại: Tranh in nổi; tranh in lõm; tranh in phẳng; tranh in xuyên; tranh in độc bản; tranh in các kỹ thuật khác: cyanotype (blue print), gumprint, tranh in kỹ thuật số; tranh in đa chiều…

Đánh giá đồ họa đương đại ở khối nước Asean

Chủ tịch HĐNT, họa sĩ Lương Xuân Đoàn (Chủ tịch Hội Mỹ thuật VN)  ông không ngần ngại nhìn nhận. Đồ họa đương đại ở các quốc gia trong khối. Bao gồm Việt Nam đang đối diện với nhiều thách thức. Thách thức đó càng nhân lên nhiều lần trong bối cảnh thế giới ngày càng phẳng. Và văn hóa đang trong quá trình toàn cầu hóa mạnh mẽ.

Họa sĩ Nguyễn Đức Hạnh chia sẻ

Mang tiếng nói “người trong cuộc” đến triển lãm. Họa sĩ Nguyễn Đức Hạnh, đoạt giải Nhì với tác phẩm Cách ly chia sẻ. Triển lãm là sân chơi có giá trị thiết thực đối với những người làm nghề tại Việt Nam. Thừa nhận tranh đồ họa Việt Nam đang có khoảng cách với một số nước ASEAN. Hiện các họa sĩ đồ họa Việt Nam còn gặp rất nhiều khó khăn trong sáng tạo. Đặc thù sáng tác loại hình khá phức tạp, nhiều công đoạn và cần có sự hỗ trợ của máy móc. Công nghệ mới đảm bảo theo kịp trình độ của đồ họa nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên các họa sĩ Việt Nam lại không có được những điều kiện cần thiết này.

 “Cách ly”, tác phẩm đoạt giải Nhì của tác giả Nguyễn Đức Hạnh (Việt Nam)
“Cách ly”, tác phẩm đoạt giải Nhì của tác giả Nguyễn Đức Hạnh (Việt Nam)

Vì sao họa sĩ còn thiếu mặn mà với đồ họa?

Họa sĩ Lương Xuân Đoàn thẳng thắn, tại triển lãm lần này, dẫu đã có nhiều khởi sắc về ý tưởng. Kỹ thuật thể hiện so với giai đoạn trước nhưng rõ ràng, đồ họa đương đại Việt Nam vẫn còn rất khiêm nhường. Chưa theo kịp được sự phát triển của công nghệ .Vì thế, chưa đủ sự quyến rũ để có thể lay động người xem. Nhận định của Chủ tịch HĐNT cũng khiến người trong nghề không khỏi băn khoăn. Một trong số những thách thức lớn đang đặt ra đối với đồ họa Việt Nam chính là sự thiếu mặn mà của đội ngũ sáng tác.

Nền tảng đồ họa Việt Nam

Đặc thù của nghệ thuật đồ họa nói chung và tranh in nói riêng đòi hỏi những yếu tố kỹ thuật phức tạp. Trong khi các nghệ sĩ Việt Nam ít có được những điều kiện để phát triển như tại nhiều quốc gia khác. Chưa kể, nền tảng đào tạo sáng tác đồ họa tại Việt Nam cũng rất hạn chế. “Tại bất kỳ trường Đại học nào của Thái Lan cũng đều có đào tạo chuyên ngành đồ họa. Sự phổ cập khiến cho thị trường đồ họa tại Thái Lan phát triển mạnh. Nhưng ở ta thì không có điều đó”, họa sĩ Nguyễn Nghĩa Phương chia sẻ.

Nếu so trong khối ASEAN thì Việt Nam có lẽ chỉ thua Thái Lan mà thôi. Theo nghệ sĩ thị giác Vũ Bạch Liên, lý do  họa sĩ Việt Nam ít mặn mà với tranh đồ họa. Là vì thị trường của loại hình này tại nước ta còn hạn hẹp, gánh nặng cơm áo gạo tiền. Ít nhiều tác động khiến cho không ít nghệ sĩ khó có thể đi đến tận cùng niềm đam mê.

Nghệ thuật đồ họa trên thế giới vốn có từ sớm, xuất phát từ phương Tây. Tại Việt Nam, loại hình này đến muộn và được ứng dụng trong đời sống như trên tranh thờ, tranh tết… Giai đoạn kháng chiến, tiếng nói của tranh đồ họa đã được phát huy tác dụng ở khắp mọi nơi. “Tuy nhiên, ở giai đoạn hiện nay, Việt Nam còn thiếu nhiều điều kiện để tiếp cận với những kỹ thuật tiên tiến, máy móc hiện đại như các nghệ sĩ Thái Lan, Singapore hay Philippines…”. Nghệ sĩ Vũ Bạch Liên chia sẻ.

Nguồn: baovanhoa.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *