Nghề đan lát thủ công truyền thống cần được khơi dậy

Đời Sống Văn Hóa Văn hóa
Mất:4 phút, 34 giây để đọc
Kế hoạch số 4360/KH-BVHTTDL vừa được bộ VHTT đưa ra. Nghề đan lát thủ công truyền thống của người Khmer cần được thực hiện và phát huy. Đặc biệt trong giai đoạn hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới ở Bình Phước. Theo đó, Bộ VHTTDL phối hợp với Sở VHTTDL và UBND huyện Lộc Ninh sẽ cùng triển khai dự án. Đó là mô hình đan lát truyền thống của người Khmer. Sự kiện được tổ chức từ ngày 26.11 đến 4.12 tại huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước.

Mục tiêu dự án phát huy mô hình đan lát truyền thống người Khmer

Mục tiêu của dự án này là bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số. Ban tổ chức triển khai tập huấn xây dựng mô hình cho nghệ nhân, những người gắn bó với xây dựng nông thôn mới. Họ sẽ được trang bị kiến thức cơ bản về công tác bảo tồn. Cũng như phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số. Mà phù hợp với mô hình xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Cụ thể là bảo tồn, phát huy mô hình đan lát truyền thống của người Khmer. Hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Bình Phước.
Nghề đan lát thủ công truyền thống của người Khmer.
Nghề đan lát thủ công truyền thống của người Khmer.

Các lớp tập huấn xây dựng mô hình làng nghề đan lát thủ công truyền thống

Từ lớp tập huấn, BTC mong muốn văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số sẽ được gìn giữ. Nghề đan lát truyền thống của người Khmer sẽ tạo nên phong trào văn hóa, văn nghệ vui tươi, lành mạnh. Có thể loại bỏ những hủ tục lạc hậu từ xa xưa. Đẩy mạnh tinh thần đoàn kết cộng đồng, và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến. Đặc biệt, ngày càng đậm đà bản sắc dân tộc trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển đất nước.

Tiếp đến, lớp tập huấn có thể phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư của nhà nước, xã hội và cộng đồng. Đối với công tác gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp. Dân tộc Khmer tỉnh Bình Phước gắn với phát triển du lịch cộng đồng nhằm tạo ra nguồn thu nhập cho người dân. Đồng thời thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển tại địa phương. Từ đó đề xuất giải pháp bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số gắn với xây dựng nông thôn mới có hiệu quả.

Nội dung được truyền dạy ở các lớp tập huấn

Học viên và các nghệ nhân được tham gia tập huấn xây dựng mô hình đan lát truyền thống của người Khmer. Các nội dung truyền dạy phổ biến có thể kể đến như sau:

  • Tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng văn hóa, và văn nghệ truyền thống. Cũng như nghề đan lát truyền thống của người Khmer tại tỉnh Bình Phước.
  • Những kết quả đạt được, khó khăn, hạn chế cần được lưu ý. Nhằm làm cơ sở lựa chọn địa điểm, xây dựng nội dung triển khai tập huấn. Đặc biệt là xây dựng mô hình đan lát truyền thống của người Khmer;
  • Tổ chức truyền dạy, hướng dẫn và thực hành mô hình đan lát truyền thống của người Khmer.
  • Tập huấn phương pháp triển khai xây dựng mô hình đan lát truyền thống của người Khmer trong phong trào xây dựng nông thôn mới.
  • Tổ chức ghi hình, chụp ảnh phục vụ xây dựng phim tư liệu về mô hình đan lát truyền thống của người Khmer trong phong trào xây dựng nông thôn mới,
Mục tiêu bảo tồn, phát huy các làng nghề truyền thống của dân tộc thiểu số
Mục tiêu bảo tồn, phát huy các làng nghề truyền thống của dân tộc thiểu số

Mong muốn phát huy được vai trò quan trọng trong việc khơi dậy nghề đan lát thủ công

Được biết, trong phong trào xây dựng nông thôn mới tại Lộc Ninh, Bình Phước. Việc Tổ chức xây dựng và phát huy mô hình đan lát truyền thống của người Khmer là hoạt động thực hiện Quyết định số 1662/QĐ-BVHTTDL ngày 17.6.2020 của Bộ trưởng Bộ VHTTDL. Nghị quyết nhằm tổ chức xây dựng mô hình bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa. Ngoài ra là truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với xây dựng nông thôn mới.

Cũng nhân dịp này, Bộ VHTTDL sẽ trao tặng, hỗ trợ trang thiết bị, vật tư, nguyên liệu. Tất cả nhằm phục vụ cho việc xây dựng mô hình đan lát truyền thống của người Khmer. Với mong muốn phát huy được vai trò quan trọng trong việc khơi dậy nghề đan lát thủ công. Vì đây là nét đẹp đời sống văn hóa và sinh hoạt thường ngày của bà con dân tộc Khmer. Qua đó động viên, khích lệ đồng bào dân tộc Khmer tại Bình Phước. Hướng bà con tham gia tích cực vào hoạt động gìn giữ. Tiếp đó là phát huy giá trị bản sắc văn hóa đặc sắc.

Hãy cùng đọc nhiều tin tức khác về đời sống văn hóa tại website SRE nhé!

Nguồn: Baovanhoa.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *