Năm 2009, cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiêu dùng hàng Việt Nam” được tổ chức phát động thực hiện. Kết quả cuộc vận động mang lại nhiều lợi ích to lớn cho doanh nghiệp, hàng hoá nước nhà. Cuộc vận động đã tạo được niềm tin và thu hút sự quan tâm mua sắm của phần lớn người Việt đối với hàng hoá thương hiệu Việt. Thế nhưng, không chỉ nên dừng lại ở vận động, hàng Việt phải hoàn toàn chinh phục được người Việt Nam. Đã đến lúc nước ta cần có sự nhìn nhận và tích cực đổi mới cho cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiêu dùng hàng Việt Nam”.
Mục lục
Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Đại biểu Quốc hội, ông Dương Trung Quốc, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai đã đề xuất kiến nghị mới. Theo ông, cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiêu dùng hàng Việt Nam” cần được tiếp sức và song hành với cuộc vận động mới và quan trọng hơn. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Đồng nghĩa với việc nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo đòn bẩy cho hàng Việt vươn xa hơn nữa. Vì vậy, cần có những nhìn nhận, đánh giá để đề ra giải pháp cho phong trào mới.
Cuộc vận động bị lợi dụng để tiêu thụ hàng giả, hàng nhái
Việc ưu tiên dùng hàng Việt Nam khiến thị trường trong nước bị một số doanh nghiệp lợi dụng tiêu thụ hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Điển hình là vụ Khaisilk.
Mặt khác, trên thực tế năng lực và chất lượng sản phẩm Việt đã có nhiều thay đổi tích cực. Hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu đến các thị trường khó tính ngày càng nhiều. Có cả hiện tượng hàng nước ngoài phải gắn mác Việt Nam để tiêu thụ ở Việt Nam.
Theo ĐBQH Dương Trung Quốc, đã đến lúc chúng ta phải thay đổi tâm thế. Ông kiến nghị thực hiện phong trào mới: “Hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam”.
Không phải chủ trương bảo hộ hàng hóa trong nước
Cuộc vận động không hẳn là nhằm bảo vệ người sản xuất. Đây cũng không phải chủ trương bảo hộ hàng hóa trong nước. Mục đích chính là vận động toàn xã hội hướng đến tinh thần yêu nước. Đồng thời khích lệ tinh thần vươn lên, cạnh tranh lành mạnh của doanh nghiệp Việt Nam. Đồng thời cũng để nâng cao tinh thần phát hiện hàng giả, hàng nhái nhãn hiệu hàng Việt Nam.
Cuộc vận động đã thực sự thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng Việt Nam. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp đã dần chinh phục được người tiêu dùng Việt. Qua đó, nội dung của Cuộc vận động đã bao hàm “Hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam”.
Chấn chỉnh công tác quản lý thị trường
Thủ tướng cũng đánh giá, bên cạnh nhiều kết quả tích cực của Cuộc vận động, cũng có tiêu cực. Một số doanh nghiệp lợi dụng niềm tin của người tiêu dùng, lợi dụng cơ chế chính sách, có hành vi gian dối, vi phạm pháp luật. Điển hình như trường hợp vi phạm của Công ty Khaisilk. Thiệt hại không chỉ là đối với bản thân doanh nghiệp mà còn là uy tín thương hiệu Việt Nam. Điều này làm tổn hại đến lòng tin của người tiêu dùng ở cả trong và ngoài nước.
Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo ngành tích cực triển khai các nhóm giải pháp. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về Cuộc vận động. Rà soát, bổ sung, ban hành luật pháp, cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất, tiêu dùng trong nước, bảo vệ người tiêu dùng, không trái với quy định của WTO. Hỗ trợ doanh nghiệp trong các hoạt động xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường trong nước. Đổi mới công tác quản lý, chấn chỉnh công tác quản lý thị trường.
Chú trọng đổi mới công tác quản lý, chấn chỉnh công tác quản lý thị trường. Ngăn chặn các doanh nghiệp tiêu thụ hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, niềm tin, tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc của người tiêu dùng Việt Nam.
Xem thêm: Xuất khẩu hàng Việt Nam gặp khó khăn trước vấn đề truy xuất nguồn gốc
Nguồn: cafef.vn