Bí tiểu phản ánh tình trạng đi tiểu khó khăn, muốn đi tiểu mà không tiểu được. Trẻ nhỏ rơi vào tình trạng này thường bứt rứt, khó chịu, quấy khóc khiến người nhà vô cùng lo lắng, bất an. Một vài dấu hiệu thường thấy đó là tiểu rỉ vài giọt, tia nước tiểu yếu, sờ được một khối tròn vùng bụng dưới rốn, sờ vào trẻ căng tức. Vậy bí tiểu nguyên nhân do đâu và cách phòng ngừa thế nào? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết bên dưới của SRE nhé.
Mục lục
Bí tiểu là gì?
Thông thường, trẻ sơ sinh sẽ đi tiểu từ 6–8 lần/ngày tùy theo lượng sữa trẻ bú được. Bàng quan của trẻ sơ sinh có thể chứa một lượng nước tiểu khoảng 60–300ml. Khi chứa đầy nước, bàng quan sẽ phát tín hiệu buồn tiểu và khiến trẻ đi tiểu. Nếu không đi tiểu được trên 12 giờ thì nghĩa là trẻ đã bị bí tiểu, kèm theo đó một số dấu hiệu mẹ rất dễ nhận ra.
Biểu hiện bí tiểu ở trẻ sơ sinh
Dấu hiệu trẻ bí tiểu thường là:
Trẻ ít đi tiểu khoảng 3–6 giờ, lượng nước tiểu ít, nước tiểu có màu vàng.
Trẻ khó chịu và quấy khóc liên tục.
Mắt trẻ xuất hiện quầng thâm đi kèm hiện tượng thở gấp, ngủ mê mệt, tay chân lạnh.
Bụng dưới rốn căng tức, có thể sờ thấy khối tròn.
Môi và da bị khô và nứt nẻ, trẻ ít bú hơn trước.
Nguyên nhân trẻ bí tiểu
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh không đi tiểu được, thông thường đó là do:
Mẹ không có đủ sữa cho trẻ. Khi trẻ bú ít thì lượng nước tiểu cũng sẽ giảm hẳn.
Thời tiết nóng nực làm cho trẻ bị đổ nhiều mồ hôi hơn dẫn đến ít đi tiểu.
Trẻ bí tiểu vì bị táo bón. Trẻ không đi cầu được lâu ngày sẽ làm phân bị ứ đọng ở đường ruột và chèn ép lên đường tiểu của trẻ.
Trẻ bị rối loạn dây thần kinh bàng quan khi mắc một số bệnh như viêm não, viêm tủy sống, viêm mô tế bào… Đó cũng là những nguyên nhân gây bí tiểu.
Bé trai bị hẹp bao quy đầu.
Bé gái bị dị tật dính môi lớn.
Trẻ uống các loại thuốc có tác dụng phụ gây ra tình trạng bí tiểu.
Trẻ bị sốt, nôn mửa…
Cách xử lý khi trẻ bí tiểu
Khi chăm sóc trẻ sơ sinh, nếu quan sát thấy con không thể đi tiểu được như ngày thường thì mẹ không nên để tình trạng này kéo dài. Nó sẽ ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe con yêu. Bước đầu, mẹ có thể chữa bí tiểu cho trẻ tại nhà theo những cách sau:
Tích cực cho trẻ bú nhiều hơn để cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho trẻ. Trong trường hợp trẻ bị sốt thì càng phải bú nhiều hơn nữa và tìm cách hạ sốt cho con.
Mẹ dùng khăn ấm chườm vào vùng bụng dưới rốn của trẻ, đồng thời xi tè để kích thích trẻ tiểu tiện.
Nếu đã thử những cách trên mà tình trạng bí tiểu ở trẻ vẫn không thuyên giảm, bạn cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện. Thăm khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời. Bác sĩ có thể thông tiểu cho trẻ bằng cách:
Đặt ống thông bàng quan để giải phóng nước tiểu ra ngoài.
Cho trẻ uống thuốc lợi tiểu để giúp trẻ đi tiểu được dễ dàng.
Phòng ngừa bệnh bí tiểu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Để phòng ngừa bí tiểu cho trẻ, mẹ cần theo dõi kỹ thói quen đi tiểu của bé yêu. Đồng thời, qua việc quan sát màu nước tiểu, mẹ sẽ biết được con có đang bị thiếu nước hay không.
Nếu nước tiểu trẻ có màu trắng trong thì thường là dấu hiệu trẻ đã được cung cấp sữa đầy đủ. Tuy nhiên, không loại trừ khả năng trẻ dư thừa sữa và gây áp lực không tốt lên thận của trẻ.
Nếu nước tiểu trẻ có màu vàng sẫm thì có thể đó là dấu hiệu trẻ bị thiếu nước. Trong trường hợp này, nếu đang nuôi con bằng sữa mẹ, bạn cần cho con bú nhiều hơn nữa nhé.
Nếu trẻ đã qua giai đoạn sơ sinh, đang trong quá trình ăn dặm, mẹ hãy bổ sung thêm nhiều rau xanh và nước uống để cung cấp chất xơ, ngăn ngừa táo bón và chứng bí tiểu ở trẻ.
Mẹ nên cho trẻ đi tiểu ngay khi trẻ cảm thấy mắc tiểu, đừng để trẻ thường xuyên nín tiểu sẽ không tốt cho thận và còn gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.
Khi nhận thấy biểu hiện trẻ sơ sinh không đi tiểu được, mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám kịp thời.
Khi trẻ sơ sinh không đi tiểu được, mẹ hãy tìm hiểu nguyên nhân và căn cứ vào những dấu hiệu của trẻ bí tiểu để có hướng điều trị kịp thời. Mẹ cũng đừng quên ghé thăm SRE mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!