Nhẫn nhịn không phải là cách giữ hạnh phúc trong gia đình

Gia đình Gia đình 360 Lối sống Tin tức gia đình
Mất:3 phút, 54 giây để đọc

Đối với những mối quan hệ trong gia đình, điển hình là vợ chồng, người phụ nữ sẽ thường là người nhẫn nhịn. Việc nhẫn nhịn là một điều tốt. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, ví dụ như bạo lực gia đình, nếu cứ âm thầm chịu đựng thì mọi chuyện sẽ càng trở nên tồi tệ. Nên áp dụng tính cách nhẫn nhịn trong hoàn cảnh phù hợp. Đừng lạm dụng bởi nó có thể giết chết một gia đình.

Sự nhẫn nhịn đằng sau bạo lực gia đình

Những vụ đánh đập phụ nữ dã man xảy ra liên tiếp trong thời gian gần đây đang làm cộng đồng phẫn nộ. Cứ nhìn những nắm đấm vung thẳng vào đầu vào mặt, những cái tát, đòn đánh “có nghề”, những vết thương gãy tay, vỡ nền sọ, chấn thương bầm dập rách nát trên cơ thể nạn nhân, thấy kẻ đánh hình như đã mất hẳn nhân tính, sự dã man tàn bạo bị đẩy quá giới hạn.

Clip chồng “võ sư” đánh vợ dã man dù vợ đang bế con thổi thêm làn sóng phẫn nộ của cộng đồng mạng và dư luận xã hội trước vấn nạn bạo hành phụ nữ hiện nay. Một người vợ mới sinh con 2 tháng, một người vợ khác đang có thai 26 tuần, họ đều phải nhập viện do chồng đánh. Thế nhưng nhiều người vẫn xem chuyện đánh đập trong nhà họ đã là chuyện bình thường.

Không thể im lặng…

Rõ ràng cách lý giải trên của người chồng võ sư khi có những hành vi bạo hành vợ cho thấy một thực tế hiện nay có rất nhiều người đã không nhận thức đúng về các hành vi bạo hành gia đình là vi phạm pháp luật. Coi những hành vi bạo hành của mình là đương nhiên.

Dẫn tới bạo hành gia đình một phần là do nhiều người cho rằng mắng mấy câu, tát hay đánh vợ lúc nóng không phải là bạo hành. Cũng có người ý thức được hành vi của mình là không đúng, nhưng cố tình không nhận lỗi. Chị L đã xin hoà giải và rút đơn tố cáo chồng. Và trước áp lực của dư luận, từ cơ quan chức năng, “võ sư” Nguyễn Xuân Vinh đã có đơn cam kết với cơ quan công an sẽ không có hành động, lời nói đe doạ khủng bố tinh thần và người thân gia đình chị L.

Triển lãm “Phía sau cánh cửa” với những câu chuyện đau lòng về bạo lực gia đình

Cần không gian an toàn cho phụ nữ

Nạn nhân của bạo lực gia đình không phải ai cũng biết tự đứng lên để bảo vệ quyền lợi của mình. Không ít người phụ nữ đã chọn con đường chấp nhận bạo hành và giữ im lặng. Có rất nhiều lý do khiến người phụ nữ chịu đựng bạo hành như điều kiện kinh tế phụ thuộc, sợ bị đuổi ra khỏi nhà, sợ ảnh hưởng đến tính mạng hoặc thân nhân, sợ điều tiếng…

Khi cuộc sống gia đình đã trở thành “địa ngục” thì không nên cố chấp duy trì hôn nhân. Khi bị bạo hành, nạn nhân phải biết phản kháng chứ không chỉ trông chờ vào những người xung quanh.

Thay đổi cách nhìn

Biện pháp tốt nhất để phòng, chống bạo lực gia đình là tăng cường tuyên truyền giáo dục. Để người phụ nữ hiểu được mình đang bị bạo lực và thấy được trách nhiệm của bản thân. Cần phải lên tiếng và trình báo chính quyền địa phương khi bị bạo hành. Để các ban ngành, đoàn thể ở địa phương phải vào cuộc giải quyết các vụ bạo hành gia đình.

Bạo lực gia đình là phạm pháp

Hiện nay, đang có rất nhiều sự giúp đỡ những người bị bạo hành. Vấn đề chỉ còn ở chính những người bị bạo hành. Người bị bảo hành cần hiểu rằng nhẫn nhịn không phải là cách để gia đình có được hạnh phúc.

Trong những năm gần đây, việc bạo lực trong gia đình cả xã hội đều lên tiếng phê phán. Các cơ quan chức năng cũng thực hiện nhiều giải pháp can thiệp, xử lý. Tuy vậy, tình trạng bạo lực, xâm hại phụ nữ, trẻ em vẫn diễn biến phức tạp. Để khắc phục, cả xã hội phải vào cuộc với tinh thần: Lên tiếng đi đôi với hành động.

Nguồn: baovanhoa.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *