Nuôi dạy con trẻ luôn là bài toán khó đối với các bậc cha mẹ. Dạy con như thế nào cho đúng cách luôn là câu hỏi khó trả lời. Đối với mỗi gia đình, các bậc phụ huynh sẽ có một cách dạy con khác nhau. Tuy nhiên, điểm chung ở đây là cha mẹ còn cần phải chú ý đến cách giáo dục con của mình. Xem cách này đã hợp lý chưa? Có làm cho bé cảm thấy áp lực hay khó chịu không? Để từ đó rút kinh nghiệm và có những điều chỉnh cho phù hợp.
Nuôi dạy trẻ nhỏ là cả một quá trình rất dài. Các bậc làm cha mẹ nào cũng muốn giáo dục con mình trở thành một người tốt, có ích cho xã hội. Con cái luôn là niềm tự hào lớn nhất của cha mẹ. Nhưng cũng đừng vì vậy mà ép trẻ phải luôn luôn làm theo sự sắp xếp của mình. Hãy luôn thấu hiểu và tìm ra những phương pháp giáo dục con cho phù hợp. Bởi vì việc giáo dục con cái theo một hướng không đúng sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến con sau này!
Vậy những sai lầm thường gặp trong việc giáo dục con là gì? Hãy cùng tìm hiểu để tránh những trường hợp sau đây!
Mục lục
Chế nhạo khi trẻ làm sai điều gì đó
Nếu cha mẹ thường chê bai, chế nhạo mỗi khi con mình làm điều gì đó sai. Hoặc không bao giờ khen ngợi khi chúng làm đúng. Thì cha mẹ cần phải xem lại cách giáo dục của mình.
Khi một đứa trẻ làm sai điều gì đó, một số cha mẹ sẽ nói: “Mẹ biết ngay là con sẽ làm sai mà, con chẳng bao giờ làm việc gì tốt đẹp cả”. Có một số ít cha mẹ không bộc lộ cảm xúc, không cười với con. Thậm chí cũng không thể hiện suy nghĩ của bản thân. Ngay cả khi trẻ làm tốt việc nào đó, họ cũng dửng dưng không quá quan tâm. Hoặc có thể họ cho rằng đó có thể là do con họ gặp may mắn.
Một đứa trẻ nếu được giáo dục theo cách này ngay từ nhỏ sẽ làm chúng bị ảnh hưởng rất nhiều. Chúng sẽ hình thành tâm lý tự ti, cảm thấy mình không thể làm tốt bất cứ việc gì.
Thường xuyên so sánh với con của người khác
Những câu so sánh chẳng hạn như “con nhà A giỏi quá”, “sao con không bằng một góc của bạn B nhỉ”,… sẽ luôn khiến trẻ cảm thấy rất khó chịu. Theo thời gian, trẻ sẽ cảm thấy nản, từ bỏ mọi việc một cách dễ dàng. Điều đó có thể khiến trẻ trở thành một người sống không có mục tiêu, niềm tin vào cuộc sống.
Không những vậy, lâu ngày, con cái ngày càng có thái độ chống đối cha mẹ. Đây là nguyên nhân khiến quan hệ giữa các thành viên trong gia đình ngày càng căng thẳng. Cuối cùng, con trẻ sẽ cảm thấy gia đình mình không còn hơi ấm, tình yêu của cha mẹ nữa. Thậm chí là không muốn trở về nhà.
Lên kế hoạch, sắp xếp cuộc đời của con trẻ theo ý cha mẹ
Ngay từ khi đứa trẻ được sinh ra, một số cha mẹ đã lên kế hoạch cho con mọi việc, gánh vác mọi “mưa gió” vì sợ con không chịu được những thất bại, khó khăn từ thế giới bên ngoài. Lâu dần như vậy, đứa trẻ sẽ mất dũng khí đối mặt với khó khăn, thậm chí mất đi niềm vui và đam mê với cuộc sống. Đến một ngày, khi cha mẹ không thể đồng hành cùng con cái, chắc chắn những đứa trẻ này sẽ không thể có được chỗ đứng trong xã hội.
Vì vậy, là cha mẹ, trên con đường giáo dục con trẻ, chúng ta không phải là nhà giáo dục mà cũng cần phải học. Chúng ta cùng con cái học hỏi trên con đường trưởng thành, hoàn thiện chính mình.
Nguồn: 24h.com.vn