Những chị em công sở u30, u40 luôn gắn liền với những chiếc giày cao gót. Tuy nhiên, nếu không biết cách đi giày cao gótsao cho đúng thì xương khớp sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Do đó, để bảo vệ sức khỏe của bản thân, bạn nên xem ngay bài viết dưới đây! Hãy cùng khám phá cách đi giày cao gót như thế nào cho đúng và tránh gây bệnh nhé!
Giày cao gót là món item biểu trưng cho sự nữ tính của phái nữ, đã tồn tại từ xưa đến nay. Theo dòng thời gian, giày cao gót đã được biến tấu rất nhiều. Phù hợp để ra ngoài dạo phố cho đến những sự kiện thời trang đình đám. Tuy nhiên, để chinh phục được món đồ này, chị em phụ nữ đã phải hi sinh rất nhiều thứ. Đặc biệt là sức khỏe. Vì đây là món đồ phụ kiện gây ra căn bệnh xương khớp ở phụ nữ khi về già.
Nếu sử dụng loại giày này trong thời gian dài, chị em có nguy cơ bị vẹo cột sống, biến dạng ngón chân. Do đó, tốt nhất, hãy tham khảo những tips mang guốc dưới đây nhé!
Mục lục
Khởi động chân trước khi mang giày
Đặc biệt là chị em chốn công sở ngoài 30 hay dồn bản thân vào thế khó khi sáng nào cũng vội vàng xỏ chân luôn vào giày mà bỏ qua bước khởi động. Việc đi giày cao gót đồng nghĩa rằng bạn đang bắt toàn bộ phần chân của bạn tiêu hao năng lượng tương tự như việc mình đi tập gym vậy. Do đó, chỉ cần bỏ 1-2 phút để xoa bóp gan bàn chân, ngón chân và bắp chân trước khi đi giày là vô cùng cần thiết.
Cách đi giày cao gót là chọn giày thông minh tránh tổn thương đầu gối, đau nhức khớp
Bạn biết không, giày gót càng nhọn và càng cao thì càng khó đi. Việc khó di chuyển đồng nghĩa rằng bạn đang gây áp lực lên đôi chân, đặc biệt là đầu gối. Đôi giày cao gót nhọn buộc phải phải dồn trọng lực về phía trước nhiều, người bị đổ hơn khiến đầu gối về lâu dài sẽ giảm dần khả năng bôi trơn và bị sưng viêm, đau nhức. Biết được điều đó, chúng ta ít nhiều nên tránh những đôi “cà kheo” gót nhọn ra và bắt thân với những đôi đế xuồng, đế vuông hay gót nhọn kitten heels 5cm để di chuyển.
Cách đặt chân khi đi giày chống sưng phồng ngón chân
Nhiều nàng bị đau chân khi mang giày là do thiết kế phần gót chân cao hơn mũi giày nên nếu mũi chân chúi xuống trước thì toàn bộ trọng lượng cơ thể dồn lên mũi chân và đi hay đứng lâu mũi chân sẽ có hiện tượng dồn máu, có thể gây sưng phồng các đầu ngón chân. Cách đi giày cao gót không đau chân chính là nhẹ nhàng đặt gót chân xuống trước để giảm bớt trọng lượng lên mũi chân, hạn chế đau chân.
Cách đi giày cao gót là bước từng bước nhỏ chống bong gân mắt cá
Tập đi giày cao gót cũng giống như những đứa trẻ lần đầu tập đi. Do đó, chắc chắn sẽ có chút gượng gạo không quen. Nàng nên bước đi nhẹ nhàng.Khoảng cách giữa các bước chân nên ngắn, không quá dài. Bước đi ngắn giúp nàng vững vàng và đồng thời tránh tình trạng đau chân khi phải thường xuyên di chuyển bằng giày cao gót. Bước chân nhỏ nhưng chắc chắn và chậm giúp nàng điều chỉnh tư thế đi dễ dàng, đồng thời còn tạo hình ảnh nữ tính và uyển chuyển đối với người xung quanh.
Tư thế đi chống cong vẹo cột sống
Cách đi giày cao gót là giữ lưng và đầu gối thẳng, cằm song song mặt đất. Đôi tay đánh theo chuyển động của chân. Vai và lưng cố gắng thả lỏng hoàn toàn để cột sống không bị lệch khi chúng ta di chuyển.
Ngoài ra, tư thế đứng đúng khi mang giày cao gót là đứng trên gót của một chân. Chân còn lại thì để ở trạng thái thả lỏng. Nếu cảm thấy mỏi, chúng ta có thể đổi chân. Đừng gồng mình đứng trên cả hai chân vì sẽ làm bạn nhanh mỏi và chân bị đau nhức.
Đừng tiếc tiền cho một đôi giày chất lượng
Bạn biết không, cùng một chiếc giày với hình dáng giống nhau. Nhưng đôi giày được mua từ thương hiệu uy tín, lúc nào cũng có chất lượng tốt hơn. Phần da giày mềm, thân thiện với da chân. Chiếc gót và độ phân bố lực của đôi chân cũng sẽ chắc chắn hơn. Hơn nữa, đôi giày xịn cũng sẽ có tuổi thọ dài hơn đấy.
Hãy note lại những kinh nghiệm tôi đã chia sẻ ở trên để việc mang giày cao gót không còn là nỗi ám ảnh của sự lựa chọn ĐẸP hay ĐAU bạn nhé!
Nguồn: Eva