Triển lãm “Mẹ và trái tim người lính” nhân dịp 20-10

Đời Sống Văn Hóa Giải Trí Mỹ thuật - Nhiếp ảnh
Mất:6 phút, 27 giây để đọc

Ngày đất nước rơi vào cảnh chiến tranh loạn lạc, máu chảy – bom rơi,  làng quê nghèo xơ xác. Người mẹ già lặng lẽ tiễn chồng cùng các con lên đường đánh trận, bảo vệ hòa bình tổ quốc. Bỏ lỡ lời hứa trở về năm xưa. Ngày hòa bình, Bắc -Nam xum họ. Nhìn đàn em tươi cười, mình mẹ khóc lặng thầm xót xa.

Đó là hình ảnh người mẹ của dân tộc Việt Nam, của các anh hùng đã hi sinh ngã xuống cho tổ quốc. Triệu triệu trái tim luôn biết ơn hướng về người mẹ Việt Nam anh hùng của chúng ta.  Xin kính cẩn,  nghiêng mình gọi mẹ ơi!.

Để chia sẻ yêu thương và tưởng nhớ đến hình tượng cao cả của các bà mẹ Việt Nam anh hùng nhân ngày 20-10.  Hội LHPN Việt Nam đã tổ chức buổi triển lãm, trưng bày những tác phẩm, câu chuyện ý nghĩa nhất tri ân về Mẹ,  mang tên “ Mẹ và trái tim người lính”. Qua đó buổi triển lãm còn hướng đến kỷ niệm  90 năm ngày thành lập  Hội LHPN Việt Nam.

Nước mắt của Mẹ

“Mẹ” trong những tác phẩm Đại tá Trần Hồng chụp hiện lên với nhiều sắc diện, góc độ khác nhau. Dù là một bà mẹ bình thường hay các Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Đều được ông trân trọng và chụp lại những khoảnh khắc trong cuộc sống với một tình yêu từ trái tim của người lính.

Mạch nguồn cảm xúc, trái tim luôn yêu thương ấy đã thôi thúc ông nhiều năm qua miệt mài đến khắp mọi vùng miền để chụp về Mẹ. 90 bức ảnh tại triển lãm vẽ nên hình ảnh vĩ đại của Mẹ ở ba góc độ. ” Mẹ – hằn sâu nỗi nhớ, Mẹ – khoảnh khắc đời thường và Tự hào những người Mẹ Việt Nam”. Đầy đủ những cung bậc cảm xúc của tác giả về Mẹ Việt Nam với sự bình dị, chân thật và đầy rung cảm. Chúng ta hãy đến với những tác phẩm như đến với những giọt sữa, lời ru, đến với chiếc nôi và cánh võng của Mẹ”, đại tá Trần Hồng xúc động.

Những điều níu chân người xem tranh Mẹ Việt Nam anh hùng.

90 bức ảnh về các bà mẹ anh hùng trong thời chiến và cả thời bình. Nhưng điều níu bước chân người xem chính là hình ảnh của những người mẹ liệt sĩ trên khắp cả nước. Mà đại tá, nhà báo Trần Hồng đã lặn lội, chắt chiu ghi lại. Đây cũng là lời tri ân sâu sắc gửi đến những phụ nữ Việt Nam. Rất nhiều câu chuyện bằng hình ảnh về những Bà mẹ Việt Nam anh hùng đã được đại tá Trần Hồng kể lại. Đó là câu chuyện về Mẹ Nguyễn Thị Diệp ở Huế. Dồn dập sáu lần nhận giấy báo tử. Mỗi lần như vậy Mẹ lại ốm liệt giường. Nỗi đau lần lượt mất đi sáu người con làm Mẹ cạn khô cả dòng nước mắt.

Mẹ hằn sâu nỗi nhớ
Mẹ hằn sâu nỗi nhớ

Không muốn làm Mẹ Việt Nam anh hùng! Dòng tâm sự đau đớn của Mẹ Nguyễn Thị Út (Hải Dương) khiến người xem nghẹn ngào. “Tôi cũng như hàng ngàn bà mẹ khác, chỉ có một con là liệt sĩ nên không được phong tặng danh hiệu Mẹ Việt Nam anh hùng. Nhưng tôi không thắc mắc điều gì cả. Vì, chả người Mẹ nào lại muốn có nhiều con hy sinh để trở thành anh hùng. Chỉ một nỗi là thương nhớ con quá!”

Mẹ bảo: “Tôi vẫn đợi nó về!”

Gây xúc động mạnh là hình ảnh mẹ Thứ, xã Điện Thắng Trung, Điện Bàn, Quảng Nam. Với mâm cơm cúng có 9 đôi bát đũa dành cho 9 người con liệt sĩ. Nỗi đau của Mẹ đã được Tổ quốc tạc thành tượng đài. Mẹ có chồng, chín người con ruột, một con rể và hai cháu ngoại là liệt sĩ. Hình ảnh đại tá Trần Hồng chụp Mẹ ngồi lặng lẽ, khuôn mặt kiên định và vẫn ánh lên những tia hy vọng cuối cùng. Mẹ bảo: “Tôi vẫn đợi nó về, chín thằng chắc chắn có một thằng nó về với tôi. Chắc chắn thế!”.

Mẹ đang sống thay con
Mẹ đang sống thay con

Cất giữ những nỗi đau, mẹ Hoàng Thị Mộc, xã Cao Đức, Gia Lương, Bắc Ninh có ba người con là liệt sĩ. Nhưng Mẹ chỉ treo duy nhất một Bằng Tổ quốc ghi công. “Khi tôi gặp, Mẹ không nói gì về mình cả. Được hỏi Mẹ mới nói còn hai người con trai nằm trong hũ nút ấy và với tay kéo ra hai chiếc giấy báo tử. Nhìn lên bàn thờ, Mẹ bảo: “Nỗi đau nói nhiều mà làm gì hả con!”. Những dòng ghi chép của Trần Hồng viết lại. Mỗi bức ảnh đều được ông Trần Hồng ghi chép lại hoàn cảnh ra đời. Câu chuyện đi kèm và không ít trong số đó khiến người xem rơi lệ.

Sự kiên cường, chấp nhận hi sinh của những người mẹ vĩ đại

 Bức ảnh Trần Hồng chụp Mẹ Trần Thị Nuôi ở Gia Lâm, Hà Nội đã nói lên điều đó. “Năm 1995, khi tôi chụp Mẹ lúc đó đã 105 tuổi. Mỗi khi ai hỏi Mẹ có cách gì để vượt qua đau thương, mất mát, để mạnh khỏe sống lâu. Mẹ bình thản nói rằng Mẹ phải sống thay cho con Mẹ”.

Góc máy Trần Hồng còn đưa người xem đến với nhiều khung hình đẹp và xúc động khác của  những người Mẹ Việt Nam kiên cường, dũng cảm. Đó là Nữ tướng Nguyễn Thị Định trên chuyến tàu nối liền hai miền Bắc – Nam, ngày 31.12.1976. Ông Trần Hồng viết: Tôi chụp bức ảnh này mà tai mình vẫn nghe rất rõ âm điệu giọng Bến Tre của chị Ba đọc thơ: “Ôi Tổ quốc mà ta yêu ta quý. Chúng con chiến đấu cho người sống mãi Việt Nam ơi!”.

Bên cạnh những hình ảnh xúc động ở triển lãm Mẹ. Tại sự kiện còn diễn ra lễ trao tặng hiện vật của những người lính năm xưa. Và Lễ ký thỏa thuận hợp tác giữa Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam và CLB Trái tim người lính. Bà Nguyễn Hải Vân, Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam nhấn mạnh, những Kỷ vật Bảo tàng được tin tưởng. Trao tặng cùng những hiện vật mà Bảo tàng đã dày công sưu tầm từ nhiều năm qua sẽ kể cho nhiều thế hệ mai sau nghe những câu chuyện, ký ức về một thời hoa lửa. Để ta thêm trân trọng hòa bình và sự hy sinh của các thế hệ đã từng đi qua chiến tranh.

Nguồn: vtv.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *