Tranh mạo danh cố họa sĩ Nguyễn Khang. Ảnh chụp màn hình gia đình họa sĩ cung cấp

Vấn nạn xâm phạm bản quyền tác giả của mỹ thuật Việt

Mỹ thuật - Nhiếp ảnh
Mất:5 phút, 17 giây để đọc

Trong các vấn đề có thể xảy ra với tác phẩm nghệ thuật của mình, việc sao chép tác phẩm hay ý tưởng là một trong những hành vi xâm phạm bản quyền. Hơn bất kì ai khác, các tác phẩm chính là con cưng của các tác giả. Việc ăn cắp ý tưởng, sao chép tác phẩm chính là hành vi lấy cắp chất xám và tính sáng tạo của người đã tạo ra nó.

Phát hiện hành vi “đáng xấu hổ” trong giới nghệ thuật

Vừa mới đây, vấn đề này lại xảy ra với cố họa sĩ nổi tiếng Việt Nam. Cố họa sĩ Nguyễn Khang và Nguyễn Trọng Hợp được biết đến là những họa sĩ Việt Nam có tên tuổi trong nền mỹ thuật Việt. Với nhiều tác phẩm nghệ thuật có giá trị cao. Hai cố họa sĩ đã đạt nhiều danh hiệu và huân chương trong quá trình hoạt động nghệ thuật. Ngày 10/10/2020, họa sĩ, nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Hòa phát hiện các tác phẩm của cha mình – họa sĩ Nguyễn Trọng Hợp. Được dự kiến được đấu giá trong phiên đấu giá của nhà đấu giá Pi Auction House kết hợp với nhà đấu giá Drouot (Paris, Pháp). Hành vi xâm phạm bản quyền công khai này đã thu hút được sự chú ý của dư luận trong và ngoài nước.

Vạch trần hành vi xâm phạm bản quyền dùng tranh giả của cố họa sĩ mang đi đấu giá

Mặc dù bức tranh mạo danh họa sĩ Nguyễn Trọng Hợp đã được hạ xuống khỏi phiên đấu giá. Nhưng trước đó, họa sĩ Nguyễn Đức Hòa đã lên tiếng cảnh báo trên facebook cá nhân về bức tranh màu nước. Tranh nằm trên giấy (khổ 34×50) của cha mình – cố họa sĩ Nguyễn Trọng Hợp:

“Lần này thì chắc chắn là tranh giả mạo của bố tôi. Tôi đã rất bình tĩnh để xem xét kỹ lưỡng. Tất cả những ai đã tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Việt Nam thì đều có thể nhận ra ngay đây là kiểu bài tập của học sinh trung cấp hay tại chức mỹ thuật… Ngay cả chất liệu cũng sai. Chữ ký nhái tưởng khá giống nhưng hóa ra sai ba lỗi vì không hiểu thói quen của tác giả”.

Phiên đấu giá trực tuyến vào ngày 10.10. Đây là phiên đầu tiên được kết hợp bởi nhà đấu giá PI Auction House tại Việt Nam. Phối hợp với nhà đấu giá Drouot (Pháp). Tiến hành đấu giá 180 tác phẩm nghệ thuật Việt ở các thời kỳ khác nhau.

Tranh mạo danh cố họa sĩ Nguyễn Khang được đưa lên link đấu giá
Tranh mạo danh cố họa sĩ Nguyễn Khang được đưa lên link đấu giá

Bức tranh giả mạo họa sĩ Nguyễn Khang đang được gia đình giữ bản gốc

Được nữ họa sĩ Quế Hương cho biết đây là bức Người đẹp hoa thơm. Ông tôi đã thực hiện phác thảo tranh từ trước khi tôi ra đời. Bức ở nhà tôi đang giữ được ông vẽ trong khoảng thời gian từ 1988 đến khi ông tôi mất đột ngột. Vì vấn đề về tim năm 1989. Mẹ tôi, họa sĩ Nguyễn Kim Điệp đã giúp hoàn thiện tranh vào năm 2002…”.

Tranh giả mạo tên tuổi của hai cố họa sĩ sẽ lên sàn đấu giá nhưng đã được phát hiện và lên tiếng từ phía gia đình. Mang đến sự tức giận từ phía người làm nghề và công chúng.

Gia đình cố họa sĩ Nguyễn Trọng Hợp không tránh khỏi tâm lý bức xúc. Việc mạo danh tác giả bán kiếm lời. Không chỉ bộc lộ sự thiếu tôn trọng đối với người sáng tạo tác phẩm. Khiến cho sự minh bạch để phát triển một thị trường mỹ thuật lành mạnh ngày khó khăn.

Lời giải thích chính đáng cho vụ việc

Sau những phản ứng gay gắt. Động thái của PI Aucton House và nhà đấu giá Drouot Pháp là hạ hai bức tranh mạo danh. Không đưa vào phiên đấu giá trực tuyến 10.10.

Riêng ở vụ việc lần này, theo đại diện sàn đấu giá trực tuyến PI Auction House cho biết. Vì phải chuẩn bị cho phiên đấu giá lên đến 180 tác phẩm nghệ thuật nên khó tránh khỏi những sai sót. Khi biết thông tin từ gia đình hai cố họa sĩ Nguyễn Khang và Nguyễn Trọng Hợp. PI Auction House đã cử người đi thẩm định lại về các bức tranh. Sau khi thẩm định, nhà cung cấp không chứng minh được nguồn gốc các bức tranh. Nhà đấu giá đã hạ cả bức sơn mài ghi tên họa sĩ Nguyễn Khang và bức tranh màu nước trên giấy ghi tên họa sĩ Nguyễn Trọng Hợp khỏi phiên đấu giá.

Nếu lý giải đơn thuần của nhà đấu giá PI thì có thể chấp nhận mãi được không? Một trong những nguyên nhân của tình trạng này vẫn được giới nghề chỉ rõ là do công tác thẩm định tranh còn cẩu thả. Nếu có ý thức đầy đủ về hành lang pháp lý và những điều cần thiết cho một phiên đấu giá minh bạch. Nhà đấu giá phải trang bị cho mình một nền tảng cơ bản. Đặc biệt là một đội ngũ chuyên gia đủ trình độ. Nếu những vụ tranh giả không bị phát giác. Nghiễm nhiên nhà đấu giá đã bắc cầu đưa những bức tranh nhái đến các nhà sưu tập và công chúng.

Nguồn: baovanhoa.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *