Việt Nam “lép vế” trước Trung Quốc vì xuất khẩu thô

Hàng Việt Nam Kinh Tế
Mất:4 phút, 37 giây để đọc

Trong cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam, tỷ lệ hàng xuất khẩu thô vẫn còn chiếm nhiều tỷ trọng cao. Đặc biệt là các mặt hàng nông sản. Những sản phẩm thô này thường có giá rẻ. Chất lượng sản phẩm cũng chưa được nâng cao. Mức giá thì thấp hơn so với mặt hàng cùng loại của các nước khác. Đây là một vấn đề cần khắc phục. Bởi dù Việt Nam luôn nằm trong “bảng xếp hạng” các quốc gia dẫn đầu về mặt xuất khẩu nông sản nhưng giá trị thu về thực tế lại thấp hơn so với tiềm năng.

Vấn đề này không chỉ ảnh hưởng tới giá trị tiềm năng thật sự của sản phẩm mà còn hạn chế năng lực cạnh tranh của hàng hoá Việt. Doanh nghiệp Việt cần có một hướng đi mới cho thị trường xuất khẩu của Việt Nam.

TQ mua hàng Việt xuất khẩu thô về… xuất khẩu

Trung Quốc (TQ) đã nhập lượng lớn các nguyên liệu nông sản giá rẻ tại Việt Nam. Sau đó, họ chế biến lại thành sản phẩm rồi xuất khẩu trên thị trường quốc tế với giá trị tăng cao. Sản phẩm này trực tiếp cạnh tranh với chính doanh nghiệp Việt Nam(VN)

Thuỷ sản

TQ còn là thị trường nhập nhiều cá tra VN nhất. Đáng nói là trong khi DN VN xuất khẩu thô, giá trị thu về không được bao nhiêu Các nhà nhập khẩu TQ thì lại mua cá tra Việt về để chế biến hàng giá trị gia tăng với giá bán cao hơn nhiều lần so với giá nhập khẩu. Ngoài ra, TQ có nhiều hệ thống bán lẻ lớn trên toàn cầu. Hơn nữa người tiêu dùng Hoa kiều có mặt ở nhiều thị trường. Thế nên nước này mua cá tra Việt về chế biến sâu rồi xuất khẩu sang Mỹ, Canada, EU,… Điều này lý giải vì sao các DN TQ nhập khẩu thủy sản tăng mạnh.

Việt Nam "lép vế" trước Trung Quốc vì xuất khẩu thô
Việt Nam xuất khẩu nhiều sản phẩm nhưng không nắm được thị trường tiêu thụ nên phải bán rẻ

Dù thị trường TQ tăng trưởng nhanh nhưng chủ yếu lại nhập hàng thô. Với cách mua này, các DN Việt chủ yếu làm gia công cho họ. Phần giá trị gia tăng của sản phẩm thì không có được. Không chỉ vậy, các thương lái TQ thường đến tận các vùng nguyên liệu để thu mua không theo tiêu chuẩn nào. Việc đó dễ gây nên tình trạng nhiễu loạn thị trường.

Nông sản

Mặt hàng điều cũng tương tự. Giá trị xuất khẩu của điều thu về hơn 3 tỉ USD mỗi năm. Thế nhưng, giá trị sản phẩm chế biến sâu chỉ mang lại khoảng 200 triệu USD.

Việt Nam "lép vế" trước Trung Quốc vì xuất khẩu thô
Xuất khẩu điều sang Trung với sản lượng lớn

Hơn 99% kim ngạch xuất khẩu điều từ VN sang TQ là điều nhân. Thời gian qua TQ đã quay sang chế biến xuất khẩu điều. Các doanh nhân nước này đang đầu tư xây dựng nhiều nhà máy chế biến hạt điều nhân và đóng gói sản phẩm chế biến sâu. Sau đó, xuất khẩu sang các nước như Thổ Nhĩ Kỳ, cạnh tranh với DN VN.

Tương tự, mặt hàng cà phê xuất ngoại nhiều nhưng giá trị gia tăng rất thấp. Có thời điểm cà phê Việt chỉ xuất khẩu được với giá 2 USD/kg. Trong khi đó, những sản phẩm đã chế biến có giá bán 200 USD/kg.

Dầu thô

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, TQ hiện là nhà nhập khẩu số một mặt hàng dầu thô của VN. Lượng nhập khẩu gần 50% tổng lượng dầu thô xuất đi của VN. Đáng chú ý, giá dầu nhập của phía TQ luôn thấp hơn khá nhiều so với các đối tác khác của VN.

Việt Nam "lép vế" trước Trung Quốc vì xuất khẩu thô
Trung Quốc nhập khẩu dầu thô với giá rẻ

Từ năm 2014 đến nay, khi giá dầu thô rớt xuống khoảng 40 USD/thùng, TQ đã tranh thủ nhập khẩu dầu thô của VN. Trước đó, khi giá dầu cao, nước này nhập rất ít.

Thúc đẩy chế biến sâu, giảm xuất khẩu hàng thô

Không phải do trình độ sản xuất chế biến của DN Việt yếu. Chủ yếu là do sản phẩm thô dễ bán và có thể bán với khối lượng lớn. Vì vậy, DN Việt đã chọn cách này.

Mặt khác, việc phát triển thị trường xuất khẩu của DN VN còn kém. Hàng hoá xuất khẩu của DN không tiếp cận được với hệ thống phân phối bán lẻ, người tiêu dùng. TQ làm được điều này.

Thị trường TQ rộng lớn, ngay gần VN nhưng DN nước ta cũng vẫn chỉ bán nông sản phần lớn qua đường tiểu ngạch dạng thô. Ít DN nào nước ta làm việc trực tiếp được với nhà bán lẻ TQ.

Để thúc đẩy chế biến sâu, DN Việt bước đầu phải hợp tác với DN nước ngoài, chứng minh năng lực sản xuất, công nghệ chế biến của mình. Thậm chí phải tìm hiểu khẩu vị người tiêu dùng, sản xuất sản phẩm thử, liên kết với hệ thống phân phối, tiếp thị sản phẩm.

Xem thêm: Hàng Việt chiếm vị thế quan trọng trên thị trường nội địa

Nguồn: cafef.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *