Xuất khẩu Việt Nam đối mặt với nhiều vụ kiện chống bán phá giá tại Mỹ

Hàng Việt Nam Kinh Tế
Mất:4 phút, 43 giây để đọc

Những năm gần đây, Việt Nam liên tục bị khởi xướng điều tra trong nhiều vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp tại thị trường Mỹ. Trong khi đó, Mỹ lại là một trong những thị trường lớn, có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với xuất khẩu của nước ta. Số vụ điều tra ngày càng tăng mạnh đã gây ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu tại Việt Nam.

Xuất khẩu Việt Nam đối mặt với nhiều vụ kiện chống phá giá tại Mỹ
Nhiều mặt hàng có nguy cơ bị áp dụng chống bán phá giá và chống trợ cấp.

Trong thời đại hội nhập kinh tế, việc “lấn sân” xâm nhập vào các thị trường quốc tế là chính sách phát triển của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Với sự đa dạng về mặt hàng và khả năng cạnh tranh tốt, nhiều loại hàng hoá của nước ta thành công thâm nhập thị trường nước ngoài. Điều này giúp tăng trưởng nền kinh tế nước nhà và thu hút nhiều nguồn đầu tư. Tuy nhiên, trước làn sóng thu hút FDI ngày càng tăng, hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam có nguy cơ phải đối mặt với nhiều vụ kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp.

Theo số liệu thống kê của Bộ Công Thương, Mỹ là quốc gia khởi xướng điều tra nhiều nhất đối với hàng hoá Việt Nam, chiếm khoảng 20% tổng số vụ kiện. Bên cạnh đó, thị trường Mỹ ngày càng nghiêm ngặt hơn trong vấn đề phòng vệ thương mại. Đây sẽ là một thách thức rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Hàng loạt các mặt hàng bị áp dụng chống bán phá giá

Các mặt hàng chịu biện pháp phòng vệ thương mại của thị trường Mỹ ngày càng mở rộng. Trong đó có dệt may, da giày, các sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo đến thủy sản, nông sản… Riêng tôm, cá tra gần như năm nào cũng bị Mỹ áp thuế rất nặng.

Thuỷ sản bị kiện nhiều nhất

Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cho biết từ giai đoạn 2003-2004, khi các mặt hàng thủy sản bắt đầu xuất khẩu vào Mỹ với doanh số 1-2 tỉ USD đã liên tục đối mặt với các vụ kiện chống bán phá giá. Gần đây nhất, các chính sách bảo hộ ngày càng thắt chặt hơn. Nguy cơ công ty xuất khẩu thủy sản dính các vụ kiện phòng vệ thương mại là rất lớn.

Xuất khẩu Việt Nam đối mặt với nhiều vụ kiện chống phá giá tại Mỹ
Thuỷ sản là mặt hàng bị Mỹ áp dụng chống bán phá giá nhiều nhất

Nguyên nhân là do tôm cá Việt Nam sản xuất quy mô lớn. Bên cạnh đó, chi phí thấp dẫn đến giá xuất khẩu cạnh tranh. Điều này ảnh hưởng đến quyền lợi của các nhà sản xuất thủy sản nội địa. Vì thế hàng hoá nước ta bị kiện, điều tra áp thuế cao. Việt Nam đã nỗ lực chứng minh, kiện ra WTO. Thế nhưng, nước ta vẫn bị áp thuế cao vì chính sách bảo hộ hàng nội địa của Mỹ. Có thời điểm Mỹ áp thuế chống bán phá giá lên tôm Việt Nam tăng gấp 25 lần. Cá tra thì bị áp thuế cao gấp 9,7 lần so với mức trước đó.

Ảnh hưởng từ thương chiến Mỹ – Trung

Mặt hàng dệt may, da giày, gỗ… xuất khẩu của Việt Nam cũng đang rơi vào tầm ngắm của Mỹ. Mặt hàng thép Việt bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá lên tới gần 200% và thuế chống trợ cấp hơn 256%.

Xuất khẩu Việt Nam đối mặt với nhiều vụ kiện chống phá giá tại Mỹ
Thép bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá cao

Nguyên nhân là do ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Mỹ cho rằng các sản phẩm của Việt Nam được nhập khẩu từ Trung Quốc, lẩn tránh thuế để sau đó xuất khẩu sang Mỹ. Vì thế, các mặt hàng này bị đánh thuế cao  “oan uổng”.

Giải pháp để tránh các vụ kiện chống bán phá giá

DN cần tìm hiểu kỹ khi thâm nhập thị trường Mỹ. Ngoài ra, cần tạo mối quan hệ tốt với đối tác, nhà nhập khẩu để sớm có thông tin.

Nếu bị kiện, việc đầu tiên cần phải hợp tác chặt chẽ với chính phủ Mỹ. Đồng thời liên kết, phối hợp với hiệp hội, DN trong ngành và cả cơ quan quản lý. Từ đó tìm giải pháp nhằm vượt rào cản, giảm thiểu thiệt hại.

Dù Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam nhưng chủ yếu là sản phẩm thô. Do đó, DN nên tăng sản phẩm giá trị gia tăng chế biến sâu. Điều này giúp tăng giá bán, thương hiệu cho hàng Việt Nam xuất khẩu. Ngoài ra, có thể tránh các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp. Việc đa dạng hóa thị trường cũng rất quan trọng.

Cơ quan quản lý cần tổ chức kiểm tra xem có tình trạng xuất xứ giả mạo hàng Việt Nam hay không. Nếu có cần phải xử lý nghiêm khắc. Ngoài ra, phối hợp với hải quan, cơ quan chức năng chống lại hành vi lẩn tránh này. Về phía DN, kêu gọi không tiếp tay cho hành vi giả mạo.

Xem thêm:

Nguồn: cafef.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *