Đồ cũ lên ngôi đắt giá không ngờ thời Co-vid tại Nhật Bản

Kinh Tế Thị Trường
Mất:3 phút, 30 giây để đọc

Thị trường đồ cũ Nhật Bản bỗng dưng lên ngôi, chỉ ngay sau một thời gian nước này ban bố tình trạng khẩn cấp do đại dịch COVID-19.

Lý do đồ cũ được yêu thích

Nước Nhật ban bố tình trạng khẩn cấp do đại dịch Covid-19 đã khiến người dân ở nhà nhiều hơn. Nhờ vậy họ dành nhiều thời gian cho việc dọn dẹp nhà cửa hơn để giết thời gian. Các món đồ cũ trong gia đình không cần sử dụng cũng bỗng dưng được phát hiện. Họ nhận thấy nếu cứ để không như vậy thì thật là phí phạm. Trào lưu trao đổi đồ cũ bỗng dưng lại được thịnh hành.

Đồ cũ lên ngôi ở Nhật Bản
Đồ cũ lên ngôi ở Nhật Bản

Thống đốc Tokyo đã kết hợp với chuyên gia dọn đồ Mari Kondo gây sốt toàn thế giới với “phương pháp sắp xếp KonMari” để quảng bá chiến dịch về đồ cũ. Nhiều người dân Nhật Bản đã ghi nhớ và áp dụng hiệu quả thông điệp đó. Điều này đã tạo nên một thị trường đồ cũ sôi động tại Nhật. Một lần nữa những món đồ đã qua sử dụng lại bùng nổ tại xứ sở mặt trời mọc.

Người dân hưởng ứng 

Cụ bà 71 tuổi tại Nhật, tên Mitsuko Iwama. Trước khi đại dịch COVID-19 xảy ra, bà đã dành nhiều thời gian của mình trong phòng tập tể dục. Nhưng kể từ khi chính phủ Nhật Bản yêu cầu toàn dân giãn cách xã hội. Bà chỉ còn biết quanh quẩn trong 4 bức tường nhà. Không có hoạt động nào khác, bà thường xuyên dọn dẹp lại tủ quần áo của mình.

“Tôi gần như ở nhà suốt cả năm nay vì COVID-19. Vì vậy, tôi quyết định dọn dẹp lại cả nhà và bỏ đi một số thứ bản thân không cần”, bà Mitsuko Iwama nói.

Bà Iwama đã trở thành thành viên tích cực của nền tảng Buysell Technologies – trang web chuyên buôn bán đồ cũ. Công ty sẽ cử đại diện đến tận nhà của khách hàng để thu gom đồ. Sau đó bán lại chúng trên mạng hoặc mang đi đấu giá.

Sự phát triển của việc kinh doanh đồ cũ

Ông Kyohei Iwata – CEO của công ty Buysell Technologies nói: “Doanh thu của chúng tôi tăng 35% so sánh với trước đại dịch”.

Độ tuổi của các khách hàng tiềm năng bán đồ cũ cũng tăng lên. Cứ 4 khách hàng có 3 người trong độ tuổi 50 hoặc lớn hơn.Họ bán kimono, túi xách đắt tiền, trang sức, hay cả bộ sưu tập tem.

Ông Kyohei Iwata – Giám đốc Điều hành của công ty Buysell technologies cho biết. Nhiều người đang tranh thủ giá vàng ở mức cao. Họ đem bán nhẫn và vòng cổ tích trữ trong nhà lâu nay.

Covid-19 đã khiến thói quen tiêu dùng thay đổi
Covid-19 đã khiến thói quen tiêu dùng thay đổi

“Trong tiếng Nhật có cụm từ Danshari, có nghĩa là đơn giản hóa cuộc sống của bạn. Mọi người đang dần thay đổi suy nghĩ theo chiều hướng đó. Mọi người tìm đến chúng tôi bởi vì dịch vụ của chúng tôi hữu ích. Chúng giúp dọn dẹp ngôi nhà của bạn gọn gàng hơn”, ông Kyohei Iwata nói.

Sau chuyến ghé thăm của nhân viên công ty Buysell, bà Iwama đã có thể nói lời chia tay với 22 bộ kimono. Chúng đã gắn bó với bà hơn chục năm qua, với mức giá 40 USD. Tuy nhiên bà chia sẻ, tiền bạc không phải là vấn đề ở đây.

“Thật là phí phạm khi cứ để những bộ kimono treo không trên mắc. Tôi sẽ thấy vui hơn nếu các bạn trẻ có thể mặc nó thay tôi.” bà Iwama chia sẻ.

Quan điểm và hành động của những người như bà Mitsuko Iwama đang được giới trẻ và người dân Nhật Bản hết sức đón nhận. Đó là một cách góp phần bảo vệ môi trường cũng như thúc đẩy kinh tế phát triển trong đại dịch.

Nguồn: vtv.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *