Tác phẩm Truyện Kiều được chuyển thể sang hội họa – Triễn lãm tranh

Giải Trí Mỹ thuật - Nhiếp ảnh
Mất:4 phút, 53 giây để đọc

Trong văn học Việt Nam, Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du được xem là tác phẩm kinh điển nhất được viết theo thể thơ lục bát, với 3254 câu thơ. Nội dung nói về nàng Thúy Kiều tài sắc vẹn toàn, nhưng số phận lại chịu nhiều bi kịch đau thương. Qua ngòi bút của Nguyễn Du, Thúy Kiều luôn được đề cao bởi vẻ đẹp nhân phẩm với những khát vọng và ước mơ chân chính.  Ý nghĩa của tác phẩm phản ánh sâu sắc giá trị xã hội dưới thời phong kiến. Hạnh phúc sẽ dành cho những  người hiền lương, kẻ giảo hoạt phải chịu sự trừng phạt. Đó chính là cái kết trọn vẹn trong bộ tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du.

Để kỷ niệm 250  năm ngày sinh và 200 năm ngày mất của Đại thi hào Nguyễn Du. Mới đây vào ngày 21/11 tại Bảo tàng Mỹ Thuật Việt Nam ( Hà Nội), đã khai mạc buổi triển lãm Hôi họa Truyện Kiều của Họa sỹ Nguyễn Tuấn Sơn. Buổi triển lãm với sự góp mặt của nhiều họa sỹ thâm niên và đông đảo người đam mê hội hoa.

Tác phẩm Truyện Kiều được viết bằng chữ Nôm của Đại thi hào Nguyễn Du
Tác phẩm Truyện Kiều được viết bằng chữ Nôm của Đại thi hào Nguyễn Du

Triển lãm trưng bày gần 100 tác phẩm hội hoạ

Những bức hội họa là kết tinh của hơn 20 năm theo đuổi nghiên cứu, tìm tòi và sáng tạo. Với các nhân vật Truyện Kiều của họa sĩ Nguyễn Tuấn Sơn, còn được biết đến với nghệ danh “Sơn Kiều”.

Trong tranh của họa sĩ Nguyễn Tuấn Sơn, các nhân vật, địa danh, câu chuyện trong Truyện Kiều lần lượt hiện hữu qua những mảng màu. Nét vẽ của người họa sỹ nặng lòng với Truyện Kiều. Đó là Đại thi hào Nguyễn Du – người đã sáng tác Truyện Kiều. Đến Thuý Kiều, Kim Trọng, Thuý Vân, Từ Hải… đến Mã Giám Sinh, Hồ Tôn Hiến, Sở Khanh, Hoạn Thư, gã bán tơ…

Ở Việt Nam, nhiều họa sĩ đã vẽ Kiều. Trong đó có những danh họa nổi tiếng như Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Gia Trí, Lê Phổ, Vũ Cao Đàm, Trần Văn Cẩn, Tô Ngọc Vân… Với hơn 20 năm nghiên cứu và tìm tòi sáng tạo. Họa sĩ Nguyễn Tuấn Sơn có cái nhìn và cách vẽ rất đặc biệt. Các tác phẩm của anh không chỉ minh họa tác phẩm Truyện Kiều. Mà là vẽ theo xúc cảm, cảm hứng. Những nét vẽ trừu tượng khiến người xem tranh phải khám phá từng đường nét và không ngừng tưởng tượng.

Sự kết hợp giữa hội họa phương Tây và những giá trị mỹ thuật dân tộc
Sự kết hợp giữa hội họa phương Tây và những giá trị mỹ thuật dân tộc

Giá trị nghệ thuật qua từng bức họa

Có thể nói, các bức tranh của họa sĩ Nguyễn Tuấn Sơn là sự kết hợp giữa hội họa phương Tây và những giá trị mỹ thuật dân tộc. Cách hiểu của Nguyễn Tuấn Sơn về Truyện Kiều qua các bức tranh của anh là một nhận thức mới, hiện đại, tránh được những áp đặt trong quá khứ. Các tác phẩm của anh đem lại cho người xem những giá trị nhân văn mới. Từ góc nhìn hội họa, khiến họ thay đổi ít nhiều cách nghĩ quen thuộc về các nhân vật trong Truyện Kiều. Nhìn ngắm các nhân vật từ nhiều khuôn mặt của cuộc đời…

Khi xem các tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Tuấn Sơn. Người xem sẽ thấy ẩn hiện trong những nét màu rất mạnh và rất sắc. Là những đường nét của điêu khắc đình làng, mỹ thuật chùa chiền và màu sắc của các lễ hội. Thấp thoáng đâu đó hình dáng các nhân vật trong các vở chèo, tuồng truyền thống. Đây là một sự kết hợp mang màu sắc dân tộc mà họa sĩ Nguyễn Tuấn Sơn rất tâm đắc.

Độc đáo triển lãm các tác phẩm hội họa Truyện Kiều
Độc đáo triển lãm các tác phẩm hội họa Truyện Kiều

Họa sỹ Nguyễn Tuấn Sơn trong sự nghiệp hội họa

 Không chỉ sáng tác tranh lấy cảm hứng từ Truyện Kiều. Họa sĩ Nguyễn Tuấn Sơn còn có nhiều hoạt động gắn với Truyện Kiều như vẽ minh họa kết hợp với thư pháp chữ Nôm của nhà nghiên cứu Châu Hải Đường. Triển lãm tranh cảm hứng từ các nhân vật trong Truyện Kiều…

Niềm đam mê của Nguyễn Tuấn Sơn không chỉ dừng lại ở việc vẽ Kiều. Anh còn là nhà sưu tập Truyện Kiều cổ xưa và là một nhà giáo với nghệ danh Picas Sơn. Người truyền cảm hứng nghệ thuật tới các thế hệ học trò.

Triển lãm Hội hoạ Truyện Kiều diễn ra đến hết ngày 23.11.2020.

Nguồn: baovanhoa.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *