Thị trường Việt Nam trước nguy cơ bị Thái Lan thâu tóm

Hàng Việt Nam Kinh Tế
Mất:4 phút, 28 giây để đọc

Vài năm trở lại đây, các doanh nghiệp đến từ Thái Lan đang từng bước chiếm lĩnh thị phần trên thị trường hàng hóa Việt Nam. Đại gia xứ chùa vàng này đang đẩy mạnh tấn công vào thị trường nước ta qua các thương vụ mua bán – sáp nhập có quy mô lớn. Ngành bán lẻ của nước ta với nhiều lợi thế trở thành “miếng bánh” vô cùng hấp dẫn đối với nhà đầu tư Thái Lan.

Nhiều tập đoàn lớn của Thái Lan đã đổ ra nguồn đầu tư khủng để thực hiện các thương vụ góp vốn, mua cổ phần theo dạng M&A. Gần đây là sự kiện Tập đoàn SCG của Thái Lan với số vốn cổ phần sở hữu gần 51% đã chính thức trở thành ông chủ mới của Nhựa Bình Minh. Những cái tên nổi tiếng khác thị trường Việt Nam hiện nay như Central Group của gia tộc tỷ phú Chirathivat, TCC Holdings của tỷ phú Charoen Sirivadhanabhakdi… đã và đang thâu tóm nhiều DN lớn tại Việt Nam.

Với mức phân bổ luồng đầu tư “khủng”, hàng Thái Lan theo chân các đại gia từng bước xâm nhập vào thị trường Việt Nam. Hàng Việt đang đối diện với nguy cơ bị “lép vế”.

Những vụ thâu tóm tỷ đô

Hiện TCC đang sở hữu nhiều khoản đầu tư ở Việt Nam từ bán lẻ, đồ uống cho tới bất động sản. Tổng giá trị lên tới hàng tỷ USD. Tỷ phú Charoen Sirivadhanabhakdi đã chi 110.000 tỷ đồng mua cổ phần công ty bia Sài Gòn. Với 53,56% vốn điều lệ, tỷ phú này đã trở thành ông chủ mới của Sabeco. Đây là thương vụ M&A khá lớn không chỉ với Việt Nam mà còn trên quy mô toàn châu Á.

Thông qua F&N Bev Manufacturing và F&N Dairy Investments, Thái Lan nắm tới 19,06% vốn Vinamilk. Số cổ phần do F&N nắm giữ tại Vinamilk có giá thị trường tới hơn 56.000 tỷ đồng. F&N vẫn tiếp tục đăng ký mua thêm cổ phiếu Vinamilk để nâng sở hữu. DN này trước đó vung tay hơn 879 triệu USD (1995) để thâu tóm hệ thống Metro Cash & Carry Việt Nam từ Tập đoàn Metro (Đức) và đổi tên thành MM Mega Market.

Giữa năm 2016, Central Group đã mua lại toàn bộ chuỗi hệ thống BigC với giá 1,14 tỷ USD. Ngoài ra, Central Group mua 49% cổ phần của hệ thống siêu thị điện máy Nguyễn Kim, 49% cổ phần của Lan Chi Mart. Sau đó, tập đoàn này cùng Nguyễn Kim mua 100% cổ phần của mạng thương mại điện tử Zalora.

Thị trường Việt Nam trước nguy cơ bị Thái Lan thâu tóm
Nhà đầu tư Central Thái Lan mua lại 49% cổ phần của hệ thống siêu thị điện máy Nguyễn Kim

Tập đoàn sản xuất bia Singha Group đã chi 1,1 tỷ USD để trở thành đối tác chiến lược của Masan. Singha Group nắm giữ 25% cổ phần của Masan Consumer Holding và 33,3% cổ phần Masan Brewery.

Tập đoàn Siam Cement Group (SCG) hiện có 23 công ty kinh doanh tại Việt Nam. Tổng giá trị tài sản trên 32.000 tỷ đồng và hơn 8.300 nhân viên. Năm 2017, SCG mua 100% vốn công ty Vật liệu xây dựng Việt Nam. Mới đây, SCG đã tuyên bố hoàn tất việc thâu tóm nhựa Bình Minh.

Hàng Việt “rớt” khỏi kệ

Sau khi bị Thái thâu tóm, hàng Việt cũng lần lượt được “tiễn” khỏi quầy siêu thị. Doanh nghiệp Việt gặp phải khó khăn khi phương thức và quy trình mua của các nhà phân phối nước ngoài thay đổi. Cụ thể, Central Group mua lại BigC đã yêu cầu 22 cửa hàng của Thế giới Di động rời khỏi. Công ty Bibica phải trả chi phí thuê quầy kệ cho một siêu thị là 1,2 tỷ đồng (2014). Năm sau đó, mức phí này tăng lên 2,2 tỷ đồng mà không có bất kỳ lý do nào. Quá ngưỡng chịu đựng, Bibica cũng đành phải rút lui. Sau khi TCC mua lại hệ thống Metro, hàng Việt bị tăng chiết khấu. Công ty TNHH Minh Long 1 từng tuyên bố rút ra khỏi hệ thống Metro cũng vì điều này.

Hàng Việt Nam từng bước bị từ chối và vô hiệu hóa. Nguyên nhân do vấn đề hàng rào kỹ thuật, tăng chiết khấu, chiếm dụng vốn nhà cung cấp,… Ngoài ra còn do việc o ép phí mở hàng, phí hỗ trợ chương trình khuyến mại, bảo hành… Nhiều DN không tự tin về sự cạnh tranh của mình nên có người mua giá cao thì bán ngay.

Thị trường hàng Việt trước nguy cơ bị Thái Lan thâu tóm
Hàng Việt có nguy cơ bị lấn lướt

Theo chuyên gia, hàng Việt có bị lấn lướt hay không phụ thuộc chủ yếu vào tính cạnh tranh. Giải pháp quan trọng nhất để cạnh tranh là DN nội phải nâng cao chất lượng sản phẩm. Đồng thời, tổ chức hiệu quả các chuỗi khép kín từ sản xuất đến phân phối.

Xem nhiều bài viết hữu ích khác:

Nguồn: cafef.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *