Chắc hẳn, bạn đã từng nghe nói đến bánh ít lá gai. Đặc sản, xứ miền trung nhiều nơi làm Bánh Ít Lá Gai như quảng Ngãi, Hội An, Phú Yên,… Nhưng không phải nơi nào cũng giống nhau. Tuy vậy Bánh Ít Lá Gai Bình Định được du khách thích hơn cả. Là một trong những đặc sản, du khách mua về làm quà mỗi khi ghé Bình Định. Bánh mang hồn quên hương xứ sở, từ đất và khí trời tạo ra miếng bánh thơm, vị ngọt thanh, dẻo mềm, béo béo, bùi… của nếp, lá gai, đậu xanh, dừa; tất cả sẽ quện vào nhau tạo nên một hương vị không lẫn vào đâu được ăn rồi nhớ mãi.
“Muốn ăn bánh ít lá gai,
Lấy chồng Bình Định sợ dài đường đi “
Mục lục
Một số địa chỉ bán bánh ít lá gai ở Quy Nhơn
- Thanh Liêm – 0914355588: 30 Nguyễn Tất Thành Nối Dài
- Phương Nghi – 0919501839: 115,117,119 Tây Sơn
- Như Ý – 0905546268: 156 Nguyễn Huệ
- Phụng Nga – 0935388728: 61 Vũ Bảo
- Bánh ít lá gai Bà Dư – 0934809234: Thị trấn Tuy Phước, Tuy Phước, Bình Định
Cách làm bánh ít lá gai Bình Định cực kỳ đơn giản
Nguyên liệu
- 500gr nếp
- 700gr đường cát
- 300gr lá gai (loại không quá già, không quá non)
- 200gr dừa tươi
- 200gr đậu xanh
- Gừng tươi, dầu ăn, muối
- Lá chuối
Công đoạn thứ nhất: Vỏ bánh
Vỏ bánh được làm nguyên liệu chính là lá Gai hình trái tim, bỏ cuốn lá, gân lá, xé là gai làm nhiểu mảnh nhỏ bằng tay rửa sạch sau đó luột chín như, sắt nhỏ sau đó cho vào cối giả thật nhuyễn, những nghệ nhân làm bánh cho biết khâu giả lá gai nhuyễn rất quan trọng, nên giả bằng tay thay vì bằng máy, giả thật nhuyễn như bột bánh với ngon, mịn.
Tiếp theo là Nếp, dùng làm bánh phải là phải là nếp mới, thơm, đem vo thật kỹ, ngâm với nước vài giờ, sau đó xay nhuyễn ép bỏ nước để có được một khối bột dẻo. Bột nếp trộn với bột lá gai và đường, ngào nhiều lần cho thật dẻo và cho vào cối giã nhuyễn, khi giã, cho một chút dầu ăn cho khỏi dính cối đồng thời giúp bánh mịn màng, những nghệ nhận có kinh nghiệm sẽ biết tỉ lệ dầu ăn vào bao nhiêu làm cho bánh béo mà không ngán. Sau đó chia thành từng cục bột nhỏ.
Công đoạn thứ 2 là nhân bánh:
Cũng như vỏ bánh nhận bánh làm công phu không kém vì nó là linh hồn của chiếc bánh.
Ở công đoạn này người thợ phải chọn lựa những trái dừa vừa già, không chọn trái quá non hay quá già làm cho nhận không đạt độ mềm xốp. Lấy nhân dừa bào thành sợi. Tiếp theo chọn đậu xanh loại ngon đều hạt.
Dừa nấu chín với đường cát cho thêm ít gừng đến khi xem khô khô lại là được. Còn đậu xanh thì sau khi ngâm mềm nấu chín giã nhuyễn sau đó đêm ngào với đường và gừng. Gừng ở đâu sẽ tạo ra hương vị rất riêng của món Bánh ít lá gai Bình Định.
Công đoạn thứ 3: Gói bánh
Sau khi đã hoàn thành vỏ bánh và nhân bánh, tiến hành gói bánh, đây được xem là công đoạn đơn giản nhất nhưng thật ra không phải ai cũng có thể làm đẹp mắt như người bình định.
Bánh được gói hình tháp như kim tử tháp. Bởi vậy, ở Bình Định những tháp Chảm cổ kính như bánh ít lá Gai nên nhiều người còn gại là tháp Bánh ít.
Dưới anh mắt của người họa sĩ bánh có hình nón , đáy vuông, sắc cạnh, nhọn lên tới đỉnh. Còn với ánh mắt của dân gian ví chiếc bánh ít như đôi nhũ hoa của người thiếu nữ qua câu ca dao:
” Gặt rồi e đứng chờ ai
Mang chi đôi bánh lá gây đẩy đà. “
Công đoạn thứ 4: Hấp bánh
Sau đó, thoa đầu vào lá chuối, đặt nhân vào gói lại cho đẹp và mang đi hấp.
Thành phẩm sau khi đã hấp chín. Khi ăn, chúng ta sẽ cảm nhận được vị ngọt thanh, vị béo của dừa, đậu,…cảm giác lân lân thật khó tả. Đặc biệt, bảo quản tốt trong nhiệt độ mát và thông thoáng sẽ giữ được trong 3 ngày.
Những ai muốn trải chính tay mình làm ra những thành phẩm này hãy về Miền đất võ Bình Định, trải nghiệm một lần trong đời nhé.
Chúc các bạn sẽ thành công!!!
Hãy đón đọc những thông tin thú vị khác ở tất cả các lĩnh vực của đời sống tại SRE!
Nguồn: quynhonme.vn