Đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp ảnh hưởng nhiều đến tình hình kinh tế, xã hội. Nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng kinh doanh khó khăn thậm chí phải đóng cửa. Vấn đề đặt ra ở đây doanh nghiệp nào làm thương hiệu tốt sẽ có thể để lại ấn tượng tốt với khách hàng. Tạo ra sự khác biệt và lợi thế cạnh tranh.
Bàn về vấn đề này tạp chí Forbes Việt Nam, ấn phẩm của Báo Văn Hóa tổ chức Hội nghị thương hiệu 2020 với chủ đề “Xây dựng thương hiệu thời Covid-19” vào chiều 17.12 tại TP.HCM. Sự kiện thu hút sự tham gia của các chuyên gia và doanh nghiệp tên tuổi trong cả nước. Cùng theo dõi nhưng thông tin SRE chia sẻ nhé.
Mục lục
Tác động tiêu cực từ Covid-19
Năm 2020, đại dịch Covid-19 bất ngờ bùng phát đã ảnh hưởng sâu sắc tới tất cả các lĩnh vực. Trong đó có cả cách thức doanh nghiệp tiếp cận khách hàng. Hội nghị cùng nhau thảo luận về tầm nhìn, cách thức doanh nghiệp đang thực hiện. Từ đó có thể tiếp cận người dùng hiệu quả, đặc biệt là thế hệ tiêu dùng tương lai. Sự kiện còn cập nhật các xu hướng tiếp thị số, xây dựng thương hiệu trong và giai đoạn hậu Covid-19.
Đại dịch ẩn chứa nhiều bất ổn, trở thành chất xúc tác thúc đẩy nền kinh tế số phát triển nhanh hơn nữa. Và buộc doanh nghiệp phải thay đổi tư duy xây dựng thương hiệu phù hợp trong bối cảnh mới. Sự kết nối qua mạng xã hội đã thay đổi toàn diện cách thức các thương hiệu tiếp cận với người dùng, khách hàng…
Câu chuyện thương hiệu từ Viettel
Chia sẻ câu chuyện xây dựng thương hiệu của Viettel, bà Nguyễn Hà Thành, Giám đốc Truyền thông Tập đoàn Viettel chia sẻ:
“Trong suốt 30 năm qua, mục tiêu xây dựng thương hiệu của Viettel luôn gắn với sứ mệnh “sáng tạo vì con người”. Với khát vọng “phổ cập” điện thoại di động cho người dân Việt Nam. Không chỉ là thương hiệu quốc gia, Viettel đã vươn ra “biển lớn” có mặt tại 10 thị trường quốc tế. Ở bất kỳ thị trường nào, Viettel cũng gắn hoạt động kinh doanh với trách nhiệm xã hội, sáng tạo vì con người”.
Bà Thành cho biết: nhờ sự đi trước một bước, chuẩn bị tốt hạ tầng kỹ thuật số trước thời điểm xảy ra đại dịch Covid-19. Khi có dịch, nhiều sản phẩm của Vitetel đã đáp ứng được nhu cầu học tập và làm việc trực tuyến của xã hội. Đặc biệt trong bối cảnh phải “sống chung” với dịch bệnh.
Hồ Ngọc Hà và thương hiệu M.O.I Cosmetics
Với tham luận “Từ xây dựng thương hiệu cá nhân đến thương hiệu mỹ phẩm dành cho ngươi Việt” – ca sĩ Hồ Ngọc Hà, nhà sáng lập kiêm giám đốc sáng tạo M.O.I Cosmetics cho hay:
- Cách xây dựng thương hiệu cá nhân
- Phát triển thương hiệu nhãn hàng dựa trên thương hiệu cá nhân
Trong bối cảnh các nền tảng xã hội như Facebook, YouTube, TikTok, Instagram… hiện là một phần tất yếu trong cuộc sống của giới trẻ. “Tôi từ cô gái bình thường như mọi người khác. Nhưng dựa vào niềm tin, nỗ lực và thành thật, cộng hưởng cái tôi bản thân và thị hiếu khán giả. Tôi đã xậy dựng được thương hiệu cá nhân đó là nghệ danh Hồ Ngọc Hà.
Từ thương hiệu cá nhân này tôi tiến tới xây dựng thương mỹ phẩm. Và được hợp tác với các thương hiệu nổi tiếng ở Việt Nam và quốc tế. Việc tận dụng sự phát triển các nền tảng xã hội rất cần thiết trong việc xây dựng thương hiệu cá nhân. Bản thân tôi cũng nhờ đó mà phát triển thương hiệu của mình. Và tôi tin, các bạn trẻ cũng như nhiều người khác đều có thể làm được như tôi” – Hồ Ngọc Hà nhấn mạnh.
Sự bùng nổ các thiết bị cầm tay thông minh
Ông Nguyễn Anh Dũng – Giám đốc cấp cao bộ phận Retail Intelligence của Nielsen Việt Nam cho rằng:
“Sự bùng nổ các thiết bị cầm tay thông minh, Internet ngày càng phổ cập. Nhóm khách hàng mới Gen Z – thế hệ ra đời cuối thập niên 1990. Nhóm nhân khẩu học kế tiếp sau thế hệ Millennials. Và trước thế hệ Alpha chịu tác động mạnh mẽ của công nghệ. Họ giao tiếp thoải mái và kết nối rộng rãi trên các mạng lưới truyền thông xã hội. Trong 5 năm tới sẽ trở thành thế hệ và tập tính tiêu dùng mới hoàn toàn khác với thế hệ trước đó.”
Vinh danh 50 thương hiệu Việt Nam dẫn đầu năm 2020
Forbes Việt Nam đã tổ chức lễ vinh danh 50 thương hiệu Việt Nam dẫn đầu năm 2020. Theo danh sách do Forbes Việt Nam bình chọn và công bố vào tháng 8.2020. Sau 5 năm, nhiều thương hiệu giữ vững vị trí qua suốt các kỳ xếp hạng. Tuy nhiên cũng có nhiều thương hiệu đánh mất vị trí của năm trước.
Tựu trung tổng giá trị thương hiệu của các doanh nghiệp trong danh sách vẫn tăng đều qua từng năm. Tổng giá trị thương hiệu của danh sách lần thứ 5 năm 2020 đạt hơn 12,6 tỉ USD. Con số này tăng 22% so với danh sách lần thứ 4 năm 2019.
Nguồn: baovanhoa